524 CÓ TĂNG LƯƠNG HƯU KHÔNG, CÁN BỘ HƯU TRÍ CÓ ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG KHÔNG

Chế độ hưu trí là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Chế độ này nhằm ổn định cuộc sống lâu dài của người lao động khi họ bị suy giảm khả năng lao động hoặc khi hết tuổi lao động, không thể tạo ra thu nhập để đảm bảo được cuộc sống. Trong việc áp dụng và thực hiện các các quy định của pháp luật về chế độ hưu trí vẫn còn nhiều vướng mắc: Liệu rằng cán bộ hưu trí có được tăng lương không? Điều này sẽ được gải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Sự thay đổi của lương hưu

1.1 Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Theonội dung đượcquy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tỷ lệ hưởng lương hưusẽđược quy định theo thời gian đóng BHXH.Trong đó,tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.

Bạn đang xem: 524 có tăng lương hưu không

Căn cứtheo nội dung được quy định tại
Khoản 3 Điều 9 và Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CPcóhướng dẫn cụ thể cách tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXHtrong khu vực nhà nước và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH dongười sử dụng lao độngđóng quyết định. Vì vậy, mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Công thức tính mức hưởng lương hưu:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

1.2Sự thay đổi của lương hưu khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng.

**Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối thiểu.

Mức tối thiểu đóng BHXH của người lao động(NLĐ)sẽ bằng mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng. Mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức bình quân tháng đóng BHXH tối thiểu tăng, dẫn đến mức lương hưu tối thiểu cũngsẽtăng theo.

Mức tăng lương hưu tối thiểu vùng = Tỷ lệ lương hưu x Mức tăng lương tối thiểu vùng.

Mỗi vùng khác nhau thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểucũngkhác nhau. Đối với những NLĐ thuộc vùng I và II thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cao hơn vùng III vùng IV vì vậy mà mức hưởng lương hưu tối thiểu cũngsẽcao hơn vùng III và vùng IV.

**Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối đa.

Mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Có thể thấy, mức lương cơ sởvà mức lương tối thiểu vùngcóảnh hưởng rất nhiều đến mức lương hưu mà NLĐ được hưởng. Khi mức lương cơ sở tăng, mức lương tối thiểu vùng tăng thìmức lương hưu tối thiểu và mức lương hưu tối đa tăng.

2. Cán bộ hưu trí có được tăng lương không?

*

Theo thông tin mới ghi nhận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết
Nghị quyết số 122/2020/QH14về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, trong đó chỉ rõ, lương cơ sở năm 2021 vẫn được giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng (để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 và giải quyết một số vấn đề cấp bách khác). Do đó, ở thời điểm hiện tại (năm 2021), mức lương hưu của các cán bộ hưu trí không tăng

Bộ LĐTB&XHhiệnđang lấy ý kiến cho dự thảo

-Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và NLĐ (bao gồm cảnhữngngười có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo
Quyết định 41/2009/QĐ-TTgvề việc chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện); quân nhân, công an nhân dân vànhữngngười làm công tác cơ yếu đangđượchưởng lương hưu hằng tháng.

-Cán bộ xã, phường, thị trấnđượcquy định tại
Nghị định 92/2009/NĐ-CPvề chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối vớicán bộ công chứcở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,Nghị định 34/2019/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số quy định về CBCC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố,Nghị định 121/2003/NĐ-CPvề chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và
Nghị định 09/1998/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

-Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo
Quyết định 91/2000/QĐ-TTgvề việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng và theo
Quyết định 613/QĐ-TTgnăm 2010 về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo
Quyết định 206/CPnăm 1979 về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làmcông việcnặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

-Cán bộ xã, phường, thị trấnhiệnđang hưởng trợ cấp hằng tháng theo
Quyết định 130/CPnăm1975bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và
Quyết định 111-HĐBTnăm1981 về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

-Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo
Quyết định 142/2008/QĐ-TTgvề thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương,Quyết định 38/2010/QĐ-TTgsửa đổi, bổ sung
Quyết định 142/2008/QĐ-TTg.

-Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo
Quyết định 53/2010/QĐ-TTgquy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong CANN đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

-Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo
Quyết định 62/2011/QĐ-TTgvề chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở

-Người đang hưởng trợ cấp
TNLĐ-BNNhằng tháng.

Ngoài ra,đối với nhữngngười có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khiđã đượcđiều chỉnh theo quy định trênthấp hơn 2.500.000 đồng/thángthì mức điều chỉnh cụ thể như sau:

+Tăng thêm200.000 đồng/người/thángđối với những ngườiđanghưởng mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống;

+Tăng lênbằng 2.500.000 đồng/người/thángđối với những ngườiđanghưởng mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.

Bộ đề xuất mức điều chỉnh 15%nàynhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị củacáckhoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng donhữngtác độngcủa cácyếu tố lạm phát và chia sẻ1phần thành quả từviệcphát triển kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp
BHXH.

*
Nội dung chính

Trước đó, Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh lương hưu năm 2023 cho một số đối tượng tại Nghị định 42/2023/NĐ-CP với mức tăng lương hưu là 12,5% và 20,8%.

Xem thêm: Bất cập của luật kế toán 2015, bat cap va giai phap han che luat ke toan 2015

Cụ thể:

- Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

- Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Sắp tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương hưu cho nhiều đối tượng.

Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.

Tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.

Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất lương hưu phải tăng 15%

Theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thì ít nhất ương hưu tăng 15%

Tuy nhiên, để xác định lương hưu tăng bao nhiêu phần trăm năm 2024 còn phải chờ có văn bản quy định chi tiết của Chính phủ.

*

Căn cứ tại khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Mức lương hưu hằng tháng....5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

Theo đó, quy định về mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng do đó, mức lương hưu thấp nhất là 1,8 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:

Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Chính phủ sẽ có văn bản quy định cụ thể hoặc hướng dẫn cách xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất.

Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong quản lý chính sách an sinh xã hội, phản ánh nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách và tối ưu hóa hệ thống BHXH.

Lộ trình thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 như thế nào?

Căn cứ tại Nghị quyết 104/2023/QH15 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV.

Theo đó, tại Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 nêu rõ lộ trình cụ thể cải cách tiền lương 2024 như sau:

Về thực hiện chính sách tiền lương1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.2. Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.b) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024: Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.3. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.

Như vậy, lộ trình cải cách tiền lương năm 2024 như sau:

Tham khảo một số biểu mẫu liên quan đến việc chi trả, giải quyết lương hưu:

(1) TẢI VỀ Mẫu 7a-CBH Danh sách chưa nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

(2) TẢI VỀ Mẫu 8-CBH Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

(3) TẢI VỀ Mẫu 15A-HSB Giấy giới thiệu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

(4) TẢI VỀ Mẫu 15B-HSB Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

(5) TẢI VỀ Mẫu 18-HSB Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

(6) TẢI VỀ Mẫu 23-HSB Thông báo về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

(7) TẢI VỀ Mẫu 24A-HSB Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu (đối tượng không tính theo thời gian công tác quy đổi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

(8) TẢI VỀ Mẫu 24B-HSB Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu (đối tượng tính theo thời gian công tác quy đổi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

(9) TẢI VỀ Mẫu 5-CBH Thông báo khấu trừ lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.