Kiểm Tra Kế Toán Quân Đội Là Gì, Kế Toán Quân Đội

Bài báo trình bày về đặc điểm đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng, phương pháp hạch toán kế toán tại đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đây là những nội dung làm cơ sở tham khảo cho những người làm công tác kế toán ở đơn vị dự toán trong Quân đội và cho học viên chuyên ngành Tài chính trong các học viện, nhà trường tham khảo.

Bạn đang xem: Kế toán quân đội là gì

Từ khóa: đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng, chế độ kế toán 5555, kế toán.

1. Đặt vấn đề

Năm 2015, Quốc hội thông qua Luật Kế toán, cùng với đó, các cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp cũng thay đổi như Luật Ngân sách nhà nước 2015 thay thế Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Luật Phí, lệ phí năm 2015 thay thế Pháp lệnh Phí, lệ phí năm 2001… Vì vậy, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) cũng phải sửa đổi để phù hợp với sự đổi mới của cơ chế tài chính, ngân sách và lập báo cáo tài chính theo Luật Kế toán.

So với Chế độ kế toán 709, Chế độ kế toán 5555 đã có những thay đổi căn bản về hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán phải hạch toán nhiều bút toán đồng thời hơn so với trước đây như: Hạch toán đồng thời chi phí với doanh thu; kế toán tài chính (trong bảng) đồng thời với kế toán phục vụ quyết toán kinh phí (ngoài bảng)... Sự thay đổi này một mặt phù hợp với các quy định của Luật Kế toán, Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp của Bộ Tài chính, mặt khác còn phù hợp với đặc thù của công tác quản lý tài chính, tài sản của Bộ Quốc phòng.

Đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ quốc phòng bao gồm: Bộ tổng tham mưu, các tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, Bộ tư lệnh Biên phòng, Bộ tư lệnh Thủ đô, Cảnh sát biển, Ban Cơ yếu chính phủ. Các đơn vị này quan hệ trực tiếp với đơn vị dự toán cấp 1 là Bộ Quốc phòng.

Chế độ kế toán 5555 đã trình bày những nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh tại đơn vị dự toán quân đội. Tuy nhiên, chưa có nội dung trình bày cụ thể cho từng cấp đơn vị dự toán trong quân đội, trong đó có đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Đặc điểm của kế toán đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng

* Nguồn kinh phí lớn, đa dạng

Các đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài ngân sách lớn, đa dạng, bao gồm:

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp: Đây là nguồn chủ yếu, quan trọng nhất và có tỷ trọng lớn, dùng để bảo đảm cho hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của các ngành, đơn vị và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Nhà nước giao. Đơn vị được sử dụng và quyết toán ngân sách trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.

- Nguồn thu nội bộ: Được hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các hoạt động có thu khác của đơn vị. Đây là nguồn tài chính chiếm tỷ trọng không lớn nhưng khá quan trọng, góp phần bổ sung kịp thời cho nhu cầu chi tiêu xây dựng đơn vị, mua sắm trang thiết bị; phúc lợi, cải thiện đời sống bộ đội.

- Các nguồn tài chính khác: Là nguồn tài chính ngoài các nguồn nêu trên, gồm: Phí được để lại theo quy định của pháp luật; các khoản tiền, tài sản được các tổ chức, cá nhân biếu, tặng, ủng hộ; nguồn tài trợ, viện trợ,…

* Được Bộ Quốc phòng cấp phát kinh phí dưới 2 hình thức: Giao dự toán và cấp vào tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán tại kho bạc

Hàng năm, căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, Bộ Quốc phòng giao dự toán ra kho bạc nhà nước cho các đơn vị trực thuộc Bộ đối với một số nội dung kinh phí. Số còn lại được Bộ Quốc phòng cấp bằng tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch.

Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, chủ tài khoản thực hiện rút dự toán từ tài khoản dự toán hoặc ủy nhiệm chi chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi để cấp phát, chi tiêu.

* Vừa cấp phát kinh phí cho cấp dưới, chi tiêu một số nội dung tại bản thân trong đó có mua sắm tập trung cấp hiện vật cho đơn vị cấp dưới.

Đơn vị dự toán cấp 2 rút dự toán hoặc ủy nhiệm chi chuyển tiền cấp phát kinh phí theo nhu cầu sử dụng trong năm và quyết toán thực chi cho đơn vị cấp dưới. Ngoài ra, đơn vị dự toán cấp 2 trực tiếp chi tiêu một số nội dung theo phân cấp, trong đó có chi tiêu mua sắm hiện vật để cấp cho đơn vị cấp dưới.

3. Kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

A. Kế toán hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước (trừ kinh phí xây dựng cơ bản)

A1. Nhận kinh phí

Được Bộ Quốc phòng giao dự toán ra kho bạc

Nợ TK 008

Rút dự toán chuyển tiền về TK TGKB để chi tiêu

Nợ TK 112

Có TK 337

Đồng thời: Có TK 008

Nhận kinh phí Cục Tài chính cấp bằng UNC

Nợ TK 112

Có TK 337

Đồng thời: Nợ TK 012

A2. Cấp kinh phí cho cấp dưới

Rút dự toán cấp kinh phí cho cấp dưới

Nợ TK 142 (chi tiết đơn vị)

Có TK 337

Đồng thời: Có TK 008

Cấp kinh phí cho cấp dưới bằng UNC hoặc tiền mặt

Nợ TK 142 (chi tiết đơn vị)

Có TK 111, 112

Định kỳ Cục Tài chính xác nhận số đơn vị đã rút dự toán

Nợ TK 012

(sau bút toán này, toàn bộ kinh phí thực nhận của đơn vị đã được phản ánh bên Nợ TK 012 bao gồm cả số nhận bằng UNC và rút dự toán)

A3. Chi tiêu kinh phí tại bản thân đơn vị

Trường hợp Phòng Tài chính được phân cấp trực tiếp chi tiêu một số loại kinh phí hoặc chi tiêu đảm bảo cho khối cơ quan (không có tài chính khối cơ quan) thì có các nghiệp vụ tương tự như các đơn vị dự toán trực thuộc, chỉ khác là Phòng Tài chính có thể chi bằng rút dự toán. Một số nghiệp vụ như sau:

Ứng tiền cho ngành nghiệp vụ, cá nhân bằng tiền mặt, tiền gửi

Nợ TK 141

Có TK 111, 112

Rút dự toán chuyển tiền tạm ứng

Nợ TK 141

Có TK 337

Đồng thời: Có TK 008

Ngành nghiệp vụ, cá nhân thanh toán tạm ứng, chi trực tiếp (chi hội nghị, công tác phí, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại) hoặc mua vật tư, hàng hóa về sử dụng ngay

Nợ TK 611 (chi trực tiếp: TK 61112, chi về vật tư hàng hóa: TK 61113)

Có TK 141

Đồng thời:

Nợ TK 337

Có TK 511

Đồng thời: Có TK 012

Ngành nghiệp vụ, cá nhân thanh toán tạm ứng, mua hàng nhập kho

Nợ TK 152

Có TK 141

Đồng thời:

Nợ TK 337

Có TK 366 (36611)

Đồng thời: Có TK 012

Ngành nghiệp vụ, cá nhân thanh toán tạm ứng, mua TSCĐ

Nợ TK 211

Có TK 141

Đồng thời:

Nợ TK 337

Có TK 366 (36612)

Đồng thời: Có TK 012

Trường hợp mua tài sản cố định để cấp cho cấp dưới (nhưng chưa cấp), kế toán hạch toán vào TK 241 (mua sắm), chuyển nguồn tạm thu sang TK 3664.

Khi mua

Nợ TK 241

Có TK 141

Đồng thời:

Nợ TK 337

Có TK 366 (3664)

Đồng thời: Có TK 012

Khi cấp cho cấp dưới ghi:

Nợ TK 366 (3664)

Có TK 241

Ngành nghiệp vụ, cá nhân thanh toán tạm ứng, mua TSCĐ, nguyên vật liệu cấp ngay cho cấp dưới

Nợ TK 337

Có TK 141

Đồng thời: Có TK 012

Rút dự toán chi trực tiếp

Nợ TK 611

Có TK 511

Đồng thời: Có TK 008

Đồng thời: Có TK 012

A3. Sử dụng vật tư hàng hóa, TSCĐ

Xuất kho vật tư hàng hóa sử dụng tại bản thân

Nợ TK 611 (61113)

Có TK 152

Đồng thời:

Nợ TK 366 (36611)

Có TK 511

Nhận vật tư hàng hóa do cấp trên cấp, sử dụng ngay (không qua kho)

Nợ TK 611 (61113)

Có TK 511

Tính hao mòn TSCĐ trong năm

Nợ TK 611 (61114)

Có TK 214

Đồng thời:

Nợ TK 366 (36612)

Có TK 511

A4. Xác nhận chi kinh phí tháng, quý cho cấp dưới

Nợ TK 337

Có TK 142 (chi tiết đơn vị)

Đồng thời: Có TK 012

A5. Kết chuyển doanh thu, chi phí cuối kỳ

Sau khi rà soát lại các nghiệp vụ hạch toán trong năm, phản ánh đầy đủ chi phí hoạt động, doanh thu trong năm, tại ngày 31/12, kế toán thực hiện kết chuyển doanh thu, chi phí để lập báo cáo tài chính.

Kết chuyển doanh thu

Nợ TK 511

Có TK 911

Kết chuyển chi phí

Nợ TK 911

Có TK 611

Kết chuyển thặng dư, thâm hụt

- Trường hợp thặng dư:

Nợ TK 911

Có TK 421

- Trường hợp thâm hụt:

Nợ TK 421

Có TK 911

Kế toán lập báo cáo tài chính riêng kèm báo cáo bổ sung thông tin tài chính cho báo cáo tài chính riêng đó, trình Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu lưu tại đơn vị và phục vụ lập báo cáo tài chính tổng hợp. Kết thúc năm tài chính N.

Các nghiệp vụ phát sinh sau ngày 31/12/N nhưng thuộc ngân sách năm N thì kế toán hạch toán như trên nhưng ghi vào tài khoản có chia theo niên độ (TK 142 và các tài khoản ngoài bảng) chi tiết “năm trước”. Việc chi tiêu ngân sách năm trước kéo dài đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán. Như vậy các nghiệp vụ phát sinh tại năm N+1 nhưng thuộc ngân sách năm N sẽ ảnh hưởng (nằm trong) đến Báo cáo quyết toán ngân sách năm N và Báo cáo tài chính năm N+1).

A6. Nghiệp vụ quyết toán ngân sách của Cục Tài chính với đơn vị

Hàng năm, Cục Tài chính thông tri quyết toán

Nợ TK 0121 (ghi âm)

Có TK 0121 (ghi âm)

(Số liệu ghi vào nghiệp vụ này chỉ là số được của toàn bộ đơn vị, bao số được quyết toán của bản thân và các đơn vị cấp dưới)

A7. Xử lý thừa thiếu kinh phí với đơn vị cấp dưới sau quyết toán năm

Đối với kinh phí được phép chuyển năm sau

Nợ TK 142 (năm nay, chi tiết đơn vị)

Có TK 142 (năm trước, chi tiết đơn vị)

Sau nghiệp vụ 25, kinh phí thừa, thiếu của các đơn vị cấp dưới thể hiện trên TK 142 “năm trước” (số thừa dư Nợ TK 142, số thiếu dư Có TK 142). Đơn vị cấp trên cấp kinh phí thừa hoặc thu kinh phí thiếu sau khi đã bù trừ thừa, thiếu cho từng đơn vị.

Phản ánh số kinh phí thừa thu lại:

Nợ TK 138 (chi tiết đơn vị)

Có TK 142 (năm trước, chi tiết đơn vị)

Phản ánh số kinh phí thiếu cấp bù:

Nợ TK 142 (năm trước, chi tiết đơn vị)

Có TK 338 (chi tiết đơn vị)

Bù trừ thừa, thiếu

Nợ TK 338 (chi tiết đơn vị)

Có TK 138 (chi tiết đơn vị)

Chuyển tiền trả kinh phí còn thiếu cho đơn vị hoặc giảm cấp năm nay

Nợ TK 338 (chi tiết đơn vị)

Có TK 112, 142

Thu kinh phí bằng tiền hoặc chuyển cấp ngân sách năm nay

Nợ TK 112, 142 (năm nay, chi tiết đơn vị)

Có TK 138 (chi tiết đơn vị)

A8. Xử lý thừa thiếu kinh phí với Cục Tài chính sau quyết toán năm

Sau khi xử lý ngân sách thừa thiếu với cấp dưới, sau “bút toán số 27”, dư Nợ TK 012 “năm trước” là số kinh phí thừa (bao gồm số phải nộp trả và số được chuyển năm theo Nghị định số 165 và Nghị định số 01 sửa đổi Nghị định số 165) của toàn đơn vị; dư Có TK 012 “năm trước” (hoặc âm bên Nợ) là số kinh phí còn thiếu của toàn đơn vị.

Đối với số được chuyển năm

Nợ TK 012 (năm nay, ghi dương)

Nợ TK 012 (năm trước, ghi âm)

Đối với kinh phí thừa, Cục Tài chính ra Thông tri thu lại

Nợ TK 012 (ghi âm, năm trước)

Đối với kinh phí thiếu, Cục Tài chính ra Thông tri cấp bù:

Nợ TK 012 (ghi dương, năm trước)

Bù trừ thừa thiếu kinh phí, trường hợp thừa phải nộp trả ghi:

Nợ TK 337

Có TK 338 (chi tiết Cục Tài chính)

Bù trừ thừa thiếu kinh phí, trường hợp thiếu, chờ Cục Tài chính cấp bù

Nợ TK 138 (chi tiết Cục Tài chính)

Có TK 337

Số kinh phí thừa sau bù trừ Cục Tài chính thu bằng cấp hợp thức sang ngân sách năm N+1

Nợ TK 338 (chi tiết Cục Tài chính)

Có TK 337

Đồng thời:

Nợ TK 012 (ghi dương, năm nay)

Số kinh phí thiếu sau bù trừ, Cục Tài chính cấp bù bằng giảm cấp năm nay

Nợ TK 337

Có TK 138 (chi tiết Cục Tài chính)

Đồng thời:

Nợ TK 012 (ghi âm, năm nay)

B. Kế toán nhận, cấp, chi, quyết toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (BHXH, BHYT, KPCĐ)

Trường hợp đơn vị được cấp BHXH, BHYT, KPCĐ vừa bảo đảm các chế độ bảo hiểm, chi KPCĐ tại đơn vị, vừa cấp và quyết toán loại kinh phí (quỹ này cho cấp dưới thì hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh sau:

Đơn vị nhận được tiền do cấp trên cấp để chi trả cho người lao động trong đơn vị được hưởng chế độ bảo hiểm, KPCĐ được để lại đơn vị chi tiêu

Nợ TK 111, 112 (nhận bằng tiền)

Nợ TK 332 (để lại số phải nộp lên cấp trên)

Có TK 338 - Phải trả khác (3381)

Cấp tiền cho đơn vị cấp dưới để cấp dưới chi trả các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ

Nợ TK 142 - Kinh phí hoạt động cấp cho cấp dưới

Có TK 111, 112

Phản ánh các khoản phải trả cho người lao động trong đơn vị được hưởng chế độ bảo hiểm, chi KPCĐ

Nợ TK 338 - Phải trả khác (3381)

Có TK 334- Phải trả người lao động (chế độ BHXH, BHYT được hưởng)

Có TK 111, 112, 141, 331 (nếu chi KPCĐ)

Khi đơn vị chi trả chế độ BHXH cho người lao động

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK 111, 112.

5. Quyết toán các khoản chi BHXH, KPCĐ cho đơn vị cấp dưới:

Nợ TK 338 - Phải trả khác

Có TK 142 - Kinh phí hoạt động cấp cho cấp dưới

Khi được cơ quan BHXH, Công đoàn (hoặc cơ quan tài chính cấp trên trong trường hợp được ủy quyền) quyết toán kinh phí BHXH, KPCĐ, nếu có chênh lệch, đơn vị hạch toán như sau:

- Trường hợp số quyết toán lớn hơn số đơn vị đã hạch toán, kế toán ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả khác (3381)

Có TK 111, 112 (nếu thanh toán ngay)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (xác định số phải thanh toán bổ sung)

- Trường hợp số quyết toán bị giảm so với số đơn vị đã chi và đề nghị quyết toán, kế toán ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác

Có TK 338 - Phải trả khác (3381)

Nếu đơn vị sử dụng quỹ BHXH, KPCĐ để mua sắm hàng hóa, tài sản cố định phục vụ công tác quản lý quỹ thì tách riêng tài khoản con trong TK 3381 để theo dõi nguồn vật tư, hàng hóa và giá trị còn lại của TSCĐ.

Ví dụ: Mở các TK con của TK 3381 như sau:

- TK 33811 - Bảo hiểm xã hội

+ TK 338111 - BHXH phần tiền

+ TK 338112 - Trị giá VTHH

+ TK 338113 - Trị giá còn lại của TSCĐ

- TK 33812 - Kinh phí công đoàn

+ TK 338111 - BHXH phần tiền

+ TK 338112 - Trị giá VTHH

+ TK 338113 - Trị giá còn lại của TSCĐ

Khi mua TSCĐ bằng nguồn quỹ BHXH

Nợ TK 211

Có TK 111, 112

Đồng thời:

Nợ TK 338111

Có TK 338113

7.2. Tính hao mòn TSCĐ hình thành từ quỹ BHXH

Nợ TK 338113

Có TK 214

7.3. Khi mua VTHH bằng nguồn quỹ BHXH nhập kho

Nợ TK 156

Có TK 111, 112

Đồng thời:

Nợ TK 338111

Có TK 338112

7.4. Xuất kho sử dụng VTHH hình thành từ quỹ BHXH

Nợ TK 338112

Có TK 156

Số chi quỹ BHXH, KPCĐ đề nghị quyết toán là số đã thực chi tại bản thân và số quyết toán cho các đơn vị cấp dưới (ghi Nợ TK 338111).

3. Kết luận

Xây dựng và hoàn thiện nội dung kế toán ở từng cấp dự toán trong quân đội trong đó có đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng là một trong những vấn đề quan trọng giúp kế toán ở các đơn vị trong quân đội dễ dàng hơn trong quá trình phản ánh, ghi chép, phân tích, tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động. Nội dung trọng tâm của bài viết đã xây dựng đặc điểm, phương pháp kế toán đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tác giả hy vọng, nội dung này sẽ là tài liệu hữu ích cho người làm công tác kế toán và học viên chuyên ngành tài chính trong các học viện, nhà trường tham khảo.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 

THE ACCOUNTING METHOD OF THE SECOND LEVEL BUDGET

ESTIMATING UNITS UNDER

THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE OF VIETNAM

Master. NGUYEN TAT THANG

Faculty of Finance, Military Academy of Logistics

ABSTRACT:

This paper presents characteristics of the second level budget estimating units under the Ministry of National Defense of Vietnam and the accounting method of these units. This paper is expected to serve as a reference for accountants working at military units of Vietnam and for students studying in military academies and schools.

Xem thêm: Phần mềm kế toán hộ kinh doanh viettel vess, phần mềm kế toán hộ kinh doanh lihasoft

Keywords: second level budget estimating units under the Ministry of National Defense, 5555 - accounting regime, accountant.

Kiểm tra kế to&#x
E1;n c&#x
E1;c đơn vị dự to&#x
E1;n trong qu&#x
E2;n đội hiện nay
B&#x
E0;i viết đăng tr&#x
EA;n Tạp ch&#x
ED; T&#x
E0;i ch&#x
ED;nh Kỳ 2 - Th&#x

Kiểm tra kế to&#x
E1;n được coi l&#x
E0; giải ph&#x
E1;p quan trọng, bởi th&#x
F4;ng qua kiểm tra sẽ kịp thời ph&#x
E1;t hiện những sai s&#x
F3;t trong thực hiện để hướng dẫn, những bất cập của chế độ k&#x
EA; để kiến nghị sửa đổi. B&#x
E0;i viết kh&#x
E1;i qu&#x
E1;t về vai tr&#x
F2; của kiểm tra kế to&#x
E1;n v&#x
E0; đ&#x
E1;nh gi&#x
E1; to&#x
E0;n diện t&#x
EC;nh h&#x
EC;nh c&#x
F4;ng t&#x
E1;c kế to&#x
E1;n của c&#x
E1;c đơn vị dự to&#x
E1;n trong qu&#x
E2;n đội hiện nay.&#x
D;&#x
A;

*
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Vai trò, yêu cầu của kiểm tra kế toán

Công tác kế toán ở các đơn vị dự toán trong quân đội những năm gần đây được duy trì có nền nếp, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho lãnh đạo, chỉ huy đơn vị để có biện pháp trong quản lý, sử dụng, điều hành ngân sách, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm Luật Kế toán 2015, phù hợp với đặc thù trong quân đội, đòi hỏi công tác kế toán phải thay đổi cho phù hợp.

Để thực hiện tốt công tác này, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, như: Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, phầm mềm kế toán... Trong đó, kiểm tra kế toán (KTKT) là giải pháp quan trọng nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện để hướng dẫn, kiến nghị, sửa đổi kịp thời những bất cập của chế độ kế toán.

KTKT là xem xét, đối soát dựa trên chứng từ kế toán số liệu ở sổ sách, báo biểu kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, phản ánh, tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng. Bản thân kế toán đã có chức năng kiểm tra chính. Việc ghi sổ kế toán toàn diện, đầy đủ theo trình tự thời gian, kết hợp với phương pháp ghi sổ kép, cân đối, đối chiếu lẫn nhau giữa các nghiệp vụ ghi chép; tài liệu tổng hợp chi tiết; chứng từ sổ sách, báo cáo kế toán giữa các bộ phận, không những tạo nên sự kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động kinh tế, tài chính mà còn đảm bảo sự kiểm soát tính chính xác của công tác kế toán. Thông qua KTKT để biết tình hình sử dụng ngân sách, tài sản, các loại vật tư, vốn bằng tiền, việc chấp hành nguyên tắc, kỷ luật tài chính, từ đó, phát hiện, ngăn ngừa các hiện tượng sai phạm trong quản lý kinh tế tài chính; đồng thời, đề xuất các biện pháp khắc phục hạn chế.

Yêu cầu đối với KTKT phải thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan. Kết luận kiểm tra phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu với chế độ kế toán và các chính sách quản lý kinh tế, tài chính hiện hành. Chỉ rõ những hạn chế cần, kịp thời báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định, phổ biến kinh nghiệm tốt về công tác kế toán, từ đó đề xuất các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi. KTKT các đơn vị dự toán trong quân đội bao gồm tự KTKT trong nội bộ đơn vị và của cấp trên đối với cấp dưới.

Tự KTKT trong nội bộ đơn vị là nhiệm vụ thường xuyên của người phụ trách tài chính và kế toán. Kiểm tra nội bộ, gồm: Kiểm tra trước, trong và sau. Kiểm tra trước, được tiến hành trước khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, tài chính và ghi chép kế toán, cụ thể, kiểm tra các chứng từ trước khi ghi sổ. Kiểm tra trong khi thực hiện là thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, thông qua việc ghi sổ, lập biểu phân tích số liệu, thông qua mối quan hệ đối soát giữa các nghiệp vụ với phần hành kế toán. Kiểm tra sau khi thực hiện, là kiểm tra theo hệ thống ở các phần hành về tình hình chấp hành các nguyên tắc, các chế độ, thể lệ, thủ tục kế toán dựa trên sổ sách, báo cáo kế toán.

KTKT của cấp trên đối với cấp dưới được tiến hành cùng với kế hoạch kiểm tra tài chính hằng năm, được quy định trong Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, đơn vị dự toán cấp 2 kiểm tra công tác tài chính đối với đơn vị dự toán cấp 3 mỗi năm 1 lần. Đơn vị dự toán cấp 3 kiểm tra công tác tài chính đối với đơn vị dự toán cấp 4 mỗi năm 2 lần. KTKT là một nội dung quan trọng trong kế hoạch kiểm tra tài chính định kỳ. Các đoàn kiểm tra cần bố trí cán bộ có trình độ và nghiệp vụ chuyên sâu về kế toán.

Nội dung KTKT bao gồm: Kiểm tra việc thực hiện các công việc kế toán chủ yếu; các nội dung chủ yếu của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ, sổ sách báo cáo và việc hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kiểm tra việc vận dụng các chế độ, thể lệ chung của kế toán vào tình hình cụ thể theo đặc điểm của từng ngành, từng đơn vị.

Nâng cao công tác kiểm tra kế toán tại các đơn vị dự toán trong quân đội

Để đánh giá toàn diện tình hình công tác kế toán của các đơn vị dự toán trong quân đội, phải lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp, hình thức chủ yếu để kiểm tra sau:

Thứ nhất, kiểm tra việc vận dụng tài khoản (TK) kế toán, đây là bước đầu tiên của tổ chức kế toán. Để xác định đơn vị vận dụng TK đúng hay sai, cần đối chiếu số hiệu và tên TK đơn vị đang sử dụng, gồm: TK cấp 1; TK cấp 2; TK cấp 3, với hệ thống danh mục TK đã được Cục Tài chính (Bộ Quốc phòng) quy định thống nhất trong chế độ kế toán. Những đơn vị mở thêm TK kế toán phải báo cáo cấp có thẩm quyền và phải được sự chấp thuận của Cục Tài chính (Bộ Quốc Phòng) mới được sử dụng.

Thứ hai, kiểm tra chứng từ kế toán nhằm xác định tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ mà đơn vị dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán. Muốn xác định chứng từ đó có hợp lệ, hợp pháp hay không, cần nắm được các yêu cầu của một chứng từ kế toán để làm cơ sở xác định mức độ đúng, sai của sự việc.

Yêu cầu chung của chứng từ kế toán: Phải lập ngay thời điểm phát sinh nghiệp vụ tài chính; đúng mẫu biểu của Bộ Tài chính; đúng nội dung, bản chất của nghiệp vụ; được pháp luật cho phép; đủ chữ ký, dấu và địa chỉ rõ ràng; phải là chứng từ gốc và chỉ lập 1 lần; đảm bảo đầy đủ các yếu tố tiêu thức của chứng từ như: Tên gọi, ngày, tháng, năm lập chứng từ; số hiệu, tên gọi, địa chỉ nơi lập; tên, địa chỉ đơn vị nơi nhận; nội dung nghiệp vụ tài chính phát sinh; số lượng, chất lượng, giá trị của hàng hóa, vật tư; chữ ký của các bên, kế toán, thủ trưởng, dấu... Nếu chứng từ nào chưa tuân thủ đúng, cần chỉ rõ sai ở những chứng từ nào, sai yếu tố nào của chứng từ.

Thứ ba, kiểm tra sổ sách kế toán. Mỗi đơn vị chỉ được mở một hệ thống sổ sách kế toán chính thức và duy nhất. Sổ kế toán được ghi chép dựa trên những số liệu của chứng từ kế toán. Theo quy định, mọi nghiệp vụ tài chính phát sinh đều được phản ánh trên chứng từ, sổ sách, nếu để ngoài sổ sách được coi là trái pháp luật.

Vì vậy, kiểm tra sổ sách kế toán, trước tiên là việc xác định số lượng sổ đơn vị mở có đúng theo quy định, gồm Sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký sổ cái); Sổ kế toán chi tiết (Sổ chi tiết tài khoản theo đơn vị; Sổ chi tiết theo tài khoản); Sổ kế toán chi tiết ghi bằng tay (Sổ quỹ tiền mặt; Sổ theo dõi tiền gửi Kho bạc, Ngân hàng); Sổ chi tiết tài sản cố định (TSCĐ) đối với đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng TSCĐ. Tiếp theo là kiểm tra việc ghi sổ kế toán để xem các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có được phản ánh đầy đủ, đúng TK trên sổ kế toán không.

Việc kiểm tra, đối chiếu các số liệu sau khi cộng sổ kế toán tổng hợp phải đảm bảo yêu cầu: Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết từng TK được đối chiếu với số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư của TK đó trên sổ kế toán tổng hợp; Số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng được sử dụng để lập bảng cân đối TK và các báo cáo tài chính khác.

Thứ tư, kiểm tra việc lập báo cáo kế toán. Đây là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, cung cấp thông tin giúp chỉ huy đơn vị nắm được tình hình biến động tài sản của đơn vị. Nộp báo cáo kế toán đầy đủ, kịp thời chứng tỏ nền nếp công tác kế toán được duy trì thường xuyên. Trong KTKT nhất thiết phải kiểm tra việc lập báo cáo kế toán. Kiểm tra báo cáo kế toán của đơn vị gồm: Báo cáo của bản thân và đơn vị cấp dưới gửi lên cấp trên. Thực hiện đối chiếu số liệu trên sổ kế toán, với số liệu trên báo cáo kế toán, kiểm tra mẫu biểu, thời gian lập và nộp theo quy định. Kiểm tra việc đối chiếu số liệu và những ý kiến nhận xét, chỉ đạo của đơn vị cấp trên đối với đơn vị cấp dưới. Việc chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên và kết quả khắc phục những tồn tại đã chỉ ra.

Thứ năm, kiểm tra việc lưu trữ tài liệu kế toán, bao gồm: Kiểm tra việc lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo, các tài liệu khác liên quan. Kiểm tra việc xắp xếp, phân loại, lập danh mục tài liệu để lưu trữ; đánh giá mức độ đảm bảo an toàn của tài liệu kế toán lưu trữ, tính khoa, dễ thấy, dễ lấy trong quá trình sử dụng; việc chấp hành thời gian lưu trữ theo quy định.

Thứ sáu, kiểm tra công tác quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc và chấp hành quy định thanh toán không dùng tiền mặt. Kiểm tra quỹ tiền mặt, chốt số phiếu thu, phiếu chi cuối cùng tại thời điểm kiểm tra quỹ tiền mặt; đối chiếu số dư giữ sổ nhật ký quỹ với sổ chi tiết, sổ kế toán quỹ tiền mặt với số kiểm kê thực tế tại quỹ; xác định chênh lệch thừa, thiếu, nguyên nhân; kiểm tra nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nghiệp vụ thu, chi tiền mặt; biên bản thực hiện kiểm kê quỹ của đơn vị theo định kỳ; đối chiếu với các quy định để đánh giá việc chấp hành quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.

Kiểm tra tiền gửi ngân hàng, kho bạc, kiểm tra nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Thu, chi qua ngân hàng, kho bạc; kiểm tra số liệu vào sổ theo giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ kế toán tổng hợp, với báo cáo kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; đối chiếu, xác nhận số phát sinh, số dư tiền gửi của ngân hàng, kho bạc cuối tháng, quý, năm; đối chiếu số liệu thu, chi giữa tiền gửi ngân hàng, kho bạc về quỹ tiền mặt của đơn vị.

Thứ bảy, kiểm tra tình hình biến động một số tài sản, như: Nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, TSCĐ thông qua kiểm tra: Số phát sinh nợ, số phát sinh có trên TK152; TK 153; TK 211; TK 213; TK 214; TK 366 và quan hệ đối ứng với các TK liên quan. Đối chiếu số liệu giữa nguồn hiện vật và vốn hiện vật để phát hiện chênh lệnh. Công tác theo dõi chi tiết theo ngành, chế độ kiểm kê, xử lý thừa thiếu kho. Đối chiếu số liệu giữa nguyên giá TSCĐ và nguồn vốn khấu hao, giá trị còn lại nhằm mục đích phát hiện chênh. Kiểm tra tính kịp thời trong hạch toán tăng, giảm và tính khấu hao TSCĐ.

Thứ tám, kiểm tra tình hình công nợ, cấp và thanh toán kinh phí, quản lý các hoạt động có thu, thông qua việc kiểm tra quan hệ đối ứng trên các TK 138; TK 141; TK 338; TK 142; TK 531; TK 631; TK 421. Đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ trên sổ KT chi tiết tài khoản phải thu, phải trả so với báo cáo KT tổng hợp để đánh giá việc quản lý công nợ phải thu, phải trả. Kiểm tra các bản đối chiếu công nợ với khách hàng, bảng phân tích chi tiết từng cá nhân, đơn vị có các khoản phải thu, phải trả để đánh giá khả năng thu hồi công nợ, phát hiện những khoản nợ kéo dài, không có khả năng thu hồi, những khoản tạm ứng không đúng chế độ.

Đối chiếu số cấp cho đơn vị với dự toán ngân sách, số quyết toán chi kinh phí với chứng từ gốc chi quyết toán kinh phí thường xuyên, nghiệp vụ, ngân sách bảo đảm, BHXH, NSNN giao khác để đánh giá tình cấp phát và thanh quyết toán kinh phí. Đối chiếu số thu trên TK 531 với số thu theo các hợp đồng kinh tế, số chi trên TK631 với số chi theo dự toán để đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ các khoản thu, chi, làm cơ sở xác định tính chính xác của khoản chênh lệch thu, chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh được kết chuyển sang TK 421 và việc phân phối chênh lệch thu chi theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng.

Ngoài các nội dung chủ yếu trên, tùy thuộc vào đối tượng, mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra và đối với từng loại hồ sơ, tài liệu khác nhau để áp dụng những phương pháp thích hợp để đạt hiệu quả. Có thể áp dụng kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết hoặc ngược lại từ chi tiết đến tổng hợp; phương pháp thẩm tra qua các chứng từ giữa các số liệu, đối chiếu sổ sách với chứng từ, đối chiếu giữa các chứng từ có liên quan với nhau, đối chiếu các số liệu báo cáo năm với báo cáo quý, báo cáo năm trước, so sánh giữa các nội dung kinh tế, tài chính có liên quan trong các báo cáo tài chính, kế toán khác nhau, đối chiếu báo cáo tài chính với sổ sách kế toán, đối chiếu sổ tổng hợp và sổ chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

2. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2018), Hướng dẫn số 5555/CTC-CĐQLHL ngày 25//9/2018 về việc hướng dẫn chế độ kế toán, đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng;

3. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2015), Kế toán dự toán quân đội, NXB Quân đội nhân dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.