Thời gian nghỉ không hưởng lương 14 ngày, chi tiết hỏi đáp

(ĐCSVN) – Bạn đọc Lê Hữu Nghĩa, huyện Ea-sup, tỉnh Đắk Lắk hỏi: Trường hợp lao động nghỉ việc không hưởng lương quá 14 ngày/tháng có được người sử dụng lao động đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) hay không? Tháng làm việc đó có được coi là đã đóng bảo hiểm theo quy định?
*
*
*
");this.closest("table").remove();">
*
(Ảnh minh họa: TQ).

Bạn đang xem: Không hưởng lương 14 ngày

Trả lời:

Nội dung liên quan đến vấn đề này được quy định tại Điều 115, Bộ luật Lao động năm 2019 về nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương, theo đó:

"1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a. Kết hôn: Nghỉ 03 ngày; b. Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày; c. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày; 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương".

Như vậy đối chiếu theo quy định trên, người lao động được nghỉ 01 ngày không lương khi có phát sinh một trong các sự kiện, như: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Đồng thời khi nghỉ việc không lương 01 ngày nêu trên, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động biết để bố trí.

Điều 115, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng mở ra hướng thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về số ngày nghỉ không lương, ngoài quy định đã nêu trong đó.

Về quyền lợi liên quan tới bảo hiểm xã hội, người nghỉ không lương dài ngày cần lưu ý tới quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định thời gian tính là tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là: "Người lao động không làm việc và không hưởng lương thời gian từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không được đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và đồng thời thời gian nghỉ việc này cũng không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản)".

Như vậy, đối chiếu theo một số quy định nêu trên thì trường hợp người lao động nếu nghỉ việc không hưởng lương quá 14 ngày/tháng sẽ không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội và tháng đó coi như là chưa tham gia bảo hiểm xã hội./.

Xin hỏi người lao động nghỉ việc 14 ngày trở lên có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN hay không? - Xuân Anh (Đồng Nai)


*
Mục lục bài viết

NLĐ nghỉ việc 14 ngày trở lên có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN?

- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Xem thêm: Học ngành kế toán dễ xin việc không ? cơ hội việc làm học ngành kế toán dễ xin việc không

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc 14 ngày trở lên thì:

(1) Trường hợp 1: người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.

(2) Trường hợp 2: người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT; nhưng người lao động sẽ vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

(3) Trường hợp 3: người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động:

+ Không phải đóng BHXH; nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH để tính hưởng BHXH đối với người lao động.

+ Không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho người lao động.

(4) Trường hợp 4: người lao động nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH; thời gian này không được tính để hưởng BHXH đối với người lao động.

NLĐ nghỉ việc 14 ngày trở lên có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN? (Hình từ internet)

BHXH, BHYT, BHTN là gì?

- Bảo hiểm xã hội (hay BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

- Bảo hiểm y tế (hay BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

- Bảo hiểm thất nghiệp (hay BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.


Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.