MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN GIÁ THÀNH LÀ GÌ ? CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN GIÁ THÀNH LÀ GÌ

Kế toán giá thành là công việc đảm nhận phần việc xác định đầy đủ - chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán hàng hoá phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiêp. Công việc cụ thể của kế toán giá thành là gì? Các bạn tham khảo chi tiết qua bài viết sau nhé.

Bạn đang xem: Kế toán giá thành là gì

1.Những công việc chính của kế toán giá thành trong doanh nghiệp

Những công việc chính của kế toán giá thành trong doanh nghiệp cần phải làm bao gồm lớp kế toán trưởng

- Tính giá thành sản phẩm:

+ Tập hợp các chi phí sản xuất chung (chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí nguyên vật liệu; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương tập hợp chung hoặc phân loại cho từng đơn hàng, công đoạn – làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.

+ Dựa trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

+ Kiểm soát các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.

+ Thực hiện việc điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.

- Hạch toán các tài khoản kế toán

+ Thực hiện việc hạch toán các loại tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

+ Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.

- Lập các báo cáo phân tích: khóa học tuyển dụng chuyên nghiệp

+ Lập bảng tổng hợp – phân tích hiệu quả sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (Giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch).

+ Định kỳ lập các báo cáo công việc theo yêu cầu:

Báo cáo sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng NVL, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng)

Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.

Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành. 

Báo cáo đơn hàng: báo cáo thực hiện đơn hàng.

- Các công việc khác:

+ Theo dõi chi tiết việc nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho – xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.

+ Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên liên quan thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất, hàng tồn kho.

+ Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích – báo cáo tình hình lãi lỗ.

+ Định kỳ phối hợp với bộ phận thu mua khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp

+ Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.

+ Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới của bộ phận.

+ Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận kế toán.

+ Thực hiện các công việc khác khi được kế toán trưởng yêu cầu.

2. Những lưu ý khi làm kế toán giá thành trong doanh nghiệp:

Để công việc kế toán giá thành trong doanh nghiệp thực hiện một các hiệu quả, Kế toán viên cần chú ý một số vấn đề sau:

- Tập hợp chi tiết, đầy đủ các chi phí liên quan của từng bộ phận để tính chính xác giá thành từng nhóm sản phẩm trong kì sản xuất.

Xem thêm: Chương Trình Đào Tạo Ngành Kế Toán Trường Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Phía Bắc)

- Hạch toán, phân bổ, kết chuyển các chi phí sản xuất một các hợp lý và chính xác.

- Tùy theo sản phẩm, quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Kế toán giá thành phải lựa chọn, áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp.

Để làm tốt những công việc của kế toán giá thành, các bạn cần có những kỹ năng làm việc như một kế toán thông thường và cũng phải am hiểu các chuẩn mực kế toán của Việt Nam; am hiểu kiến thức chuyên môn về chi phí sản xuất – tính toán giá thành; có khả năng kiểm soát – phân tích các loại chi phí sản xuất, tổng hợp số liệu và có khả năng phối hợp làm việc nhóm tốt.

Trên đây là công việc của kế toán giá thành trong doanh nghiệp. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Kiến thức Tin cập nhật
Góc kế toán
Hỗ trợ Hướng dẫn sử dụng
*

Bảng giá Gói Basic

Dành cho doanh nghiệp vừa & nhỏ

Kiến thức Tin cập nhật
Góc kế toán
Hỗ trợ Hướng dẫn sử dụng
*

Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay
*
*

Kế toán giá thành là một vị trí không thể thiếu trong bộ phận kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Vậy kế toán giá thành đảm nhận những công việc gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới nhé


*
Kế toán giá thành là gì?


Kế toán giá thành là vị trí kế toán tập hợp các loại chi phí để tính giá thành sản phẩm, từ đó doanh nghiệp xác định được giá bán phù hợp cho sản phẩm.

Qua đây có thể thấy được mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm. Đối với chi phí, kế toán giá thành cần xác định và phân loại rõ chi phí nào sẽ tính vào giá thành sản phẩm, chi phí nào không tính vào giá thành sản phẩm. Ngoài ra, kế toán giá thành còn phải phân bổ chi phí vào các kỳ và số lượng sản phẩm phù hợp.

Thường vị trí này thường có ở các công ty sản xuất do đặc điểm của công ty sản xuất sẽ phải tính giá thành của sản phẩm sản xuất ra trên cơ sở các chi phí ban đầu được đưa vào quá trình sản xuất.

Nếu như ở các công ty thương mại, vẫn là hàng hóa đó được mua về và bán lại dưới cùng một hình thức thì ở các công ty sản xuất, sẽ có một sự thay đổi về hình thái của các nguyên vật liệu ban đầu của quá trình sản xuất và tạo nên một sản phẩm khác hoàn toàn sau quá trình sản xuất. Do đó, kế toán giá thành thường phải làm việc với một lượng lớn dữ liệu, đòi hỏi rất lớn sự chính xác và tỉ mỉ để tính ra được giá thành sản phẩm.

Công việc của kế toán giá thành

*

Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm

Việc quan trọng nhất đối với kế toán giá thành đó là việc tính giá thành sản phẩm. Đây là công việc không hề đơn giản do quá trình biến đổi hình thái của nguyên vật liệu, sức lao động và hao mòn máy móc thiết bị để tạo nên một sản phẩm mới.

Kế toán giá thành sẽ phân loại chi phí để đưa vào các chi phí nhằm tính giá thành sản phẩm. Các chi phí như chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ không đưa vào giá thành sản phẩm. Các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí khấu hao máy móc, chi phí quản lý chung được đưa vào chi phí để tính giá thành sản phẩm.

Sau khi phân loại chi phí, kế toán giá thành sẽ phân bổ các chi phí này theo các kỳ nhất định để việc tính giá thành phù hợp.

Kiểm soát giá thành và tính định mức sản phẩm

Kế toán giá thành cần kết hợp với các bộ phận khác để tính được định mức các loại chi phí cho từng sản phẩm. Việc tính định mức không nhất thiết cố định mà có thể có sự thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Khi có được định mức, kế toán giá thành sẽ dựa vào đó để kiểm soát giá thành. Nếu trong một giai đoạn nhất định, giá thành cao hơn định mức thì kế toán giá thành cần xem xét lại quá trình tập hợp chi phí, phân tích nguyên nhân làm tăng giá thành để có để xuất các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí nằm trong một giới hạn nhất định.

Hạch toán các nghiệp vụ kế toán trong phạm vi phần hành giá thành

Các tài khoản kế toán mà kế toán giá thành thường sử dụng thường là tài khoản chi phí và tập hợp giá thành như TK 621,622,627,154,632…

Để hạch toán đúng thì phải hiểu bản chất của các tài khoản liên quan. Cũng như việc phân định rõ các chi phí được tính hay không được tính vào giá thành sản phẩm thì việc hạch toán kế toán đòi hỏi kế toán giá thành phải phân loại rõ các chi phí để đưa vào từng tài khoản.

Sau khi tập hợp chi phí là phần tính giá thành, phần này liên quan đến sản phẩm dở dang. Kế toán giá thành cần có phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với doanh nghiệp để tính giá thành sản phẩm chính xác nhất. Các chi phí được tập hợp vào tài khoản 154 và kết chuyển sang tài khoản 632 khi đã hoàn thành việc đánh giá sản phẩm dở dang.

*

Làm các báo cáo quản trị theo yêu cầu

Các báo cáo của kế toán giá thành bao gồm:

– Báo cáo về định mức tiêu hao nguyên vật liệu: so sánh giữa định mức và tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế

– Báo cáo các chi phí sản xuất khác như chi phí nhân công – tiền lương bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý chung, chi phí khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ.

– Bảng tính giá thành: bảng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, giá thành theo từng đơn hàng, từng sản phẩm.

Vị trí kế toán giá thành là một vị trí yêu cầu nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, kế toán giá thành cũng phải hiểu được quy trình và các công đoạn sản xuất trong doanh nghiệp. Một kế toán làm việc trong doanh nghiệp thương mại chuyển qua làm việc ở vị trí kế toán giá thành sẽ mất thời gian để làm quen. Tuy nhiên, để hiểu sâu về chi phí và kế toán thì việc đảm nhận vị trí kế toán giá thành sẽ mang đến cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “kế toán giá thành”

Tổng hợp 6 cách tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.