Công Việc Của Một Kế Toán Xây Lắp Là Gì ? Cách Hạch Toán Như Thế Nào?

Công việc kế toán xây dựng cũng có những đặc trưng riêng so với các ngành nghề khác bới đây là ngành nghề có tính đặc thù và phức tạp hàng đầu trong các ngành nghề kinh tế tại Việt Nam. Dưới đây là những kiến thức về kế toán xây dựng cơ bản, thật sự hữu ích cho bạn đọc đặc biệt là những người mới vào nghề.

Bạn đang xem: Kế toán xây lắp là gì

1. Kế toán xây dựng là gì? Đặc điểm cơ bản của kế toán xây dựng.

Kế toán xây dựng là công việc kế toán liên quan đến đơn vị trong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây dựng. Kế toán xây dựng bao gồm một số đặc điểm cơ bản sau:

Kế toán xây dựng được thực hiện dựa vào giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng. Các số liệu chi phí trên dự toán là cơ sở dùng để bóc tách hạch toán giúp người xem hiểu rõ về bản chất của những chi phí được kê khai.Kế toán xây dựng sẽ phải thực hiện tổng hợp và hạch toán hoàn thiện cho từng công trình. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa kế toán thương mại và kế toán xây dựng.Kế toán xây dựng cần tổng hợp chi tiết và xem xét kỹ lưỡng tính cân đối giữa các hạng mục chi phí cấu thành nên giá thầu và số lượng hóa đơn tương ứng dùng cho việc hạch toán.Hạng mục giá thành trong kế toán xây dựng sẽ được cập nhật thay đổi theo từng công trình bởi nó phụ thuộc vào vị trí thi công của mỗi công trình. Mỗi tỉnh thành phố sẽ có thể thay đổi các nhà cung cấp khác nhau để thuận lợi nhất cho việc di chuyển, như vậy thì giá thành mua hàng cũng sẽ phải khác nhau.Mỗi công trình xây dựng có thể kéo dài trong nhiều kỳ kế toán. Bởi vậy bên cạnh các công việc kế toán định kỳ thì kế toán xây dựng còn phải theo dõi chặt chẽ phần chi phí sản xuất kinh doanh dang dở để không bỏ sót chi phí nào trong báo cáo tài chính.

2. Các công việc của kế toán xây dựng cơ bản

Dựa trên đặc thù riêng của công việc, kế toán xây dựng sẽ bao gồm các công việc chính như sau:

Đọc và phân tích bóc tách dự toán.

Những nội dung chính kế toán xây dựng cần xác định gồm có: Tổng giá trị công trình là bao nhiêu; Thời hạn thi công; Thời hạn bảo hành; Tiến độ và Phương thức thanh toán.

Các tiêu chí để thực hiện việc bóc tách chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí quản lý chung.

Hỗ trợ cung ứng nguyên vật liệu vào từng công trình:

Bám sát theo số liệu dự toán, kế toán phải kịp thời đưa nguyên vật liệu vào công trình cho khớp để đảm bảo tiến độ thi công.

Chấm công và tổng hợp bảng lương nhân công theo từng tiến độ thi công công trình.Theo dõi và tổng hợp các loại chi phí chung phục vụ cho việc vận hành công trình.Theo dõi và tổng hợp chi phí máy móc thi công.Sau khi nghiệm thu thực hiện tính toán và phân bổ giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình.Lập các báo cáo định kỳ theo quy định và yêu cầu từ người quản lý như: Báo cáo tình hình nguyên vật liệu; Báo cáo tài chính cuối năm;…Thực hiện việc sắp xếp và lưu trữ sổ sách, chứng từ để đảm bảo tính khoa học, thuận tiện và an toàn.Đối chiếu chứng từ và các nghiệp vụ phát sinh tương ứng. Đối chiếu giữa số liệu thực tế phát sinh và số lượng dự toán.Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước khi có vấn đề cần thiết hoặc phát sinh.

3. Chi tiết các nghiệp vụ hạch toán cơ bản của kế toán xây dựng

a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu

Thông qua việc bám sát vào bảng bóc tách chi phí, kế toán cần phải xác định xem chi phí nguyên vật liệu có đúng theo định mức quy định hay không để phòng tránh tình trạng gian lận trên bảng báo cáo tài chính. Các nghiệp vụ phát sinh của chi phí nguyên vật liệu đều phải có hóa đơn đi kèm tương ứng. Phải đảm bảo nguyên tắc số lượng NVL khi xuất chỉ được chênh lệch một ít so với dự toán. Nếu chênh lệch nhiều sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý để khấu trừ tính thuế.

Bút toán hạch toán thực hiện chi tiết như sau:

Phát sinh nghiệp vụ mua nguyên vật liệu, kế toán ghi sổ:

Nợ 152 (chi tiết theo từng vật tư)Nợ 1331Có 111, 112, 331

Phát sinh nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu thi công, kế toán ghi sổ:

Nợ 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có 152

b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán thực hiện chuẩn bị các hợp đồng thuê nhân công theo nội dung của các biểu mẫu đúng quy định. Các hợp đồng thường gặp gồm có: hợp đồng thời vụ, hợp đồng thuê khoán. Kế toán lập và theo dõi bảng chấm công; bảng lương nhân công theo tiến độ thi công công trình.

Thực hiện hạch toán chi phí nhân công chi tiết theo từng công trình:

Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân, bút toán ghi sổ:

Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí, bút toán ghi sổ:

Nợ 622Có 3383, 3384, 3389

c. Chi phí quản lý chung

Chi phí quản lý chung bao gồm tất cả các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý và vận hành công trình như: lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý… và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình.

Cách hạch toán các khoản chi phí chung như sau:

– Bút toán cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình, kế toán ghi sổ:

Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
Có 334

– Bút toán các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình, kế toán ghi sổ:

Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
Có 3383, 3384, 3389

– Bút toán cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình, kế toán ghi sổ:

Nợ 6274Có 214

– Các chi phí chung khác, kế toán ghi sổ

Nợ 627Nợ 1331Có 111, 112, 331

d. Chi phí máy thi công

Kế toán xây dựng phải thực hiện theo dõi chi phí máy phân bổ và trích khấu hao theo định kỳ từng tháng.

Xem thêm: Vinfast Sáp Nhập Với Black Spade Là Công Ty Gì, Vinfast Ký Kết Hợp Tác Kinh Doanh Với Black Spade

Cách hạch toán chi phí máy thi công như sau:

– Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy, kế toán ghi sổ:

Nợ 6231 – Chi phí nhân công máy thi công
Có 334

– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí, kế toán ghi sổ:

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung
Có 3383, 3384, 3389

– Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công, kế toán ghi sổ:

Nợ 6234 – Chi phí khấu hao
Có 214

– Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động, kế toán ghi sổ:

Nợ 6232 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu
Có 152

– Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy, kế toán ghi sổ:

Nợ 6237Nợ 1331Có 111, 112, 331

Kế toán chỉ là một mắt xích trong chuỗi vận hành và phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng. Bởi vậy để tối ưu một cách toàn diện về quy trình quản lý, các doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn phương án áp dụng hệ thống phần mềm ERP quản trị tổng thể. Hiện nay cũng có khá nhiều nhà cung cấp có năng lực và uy tín xây dựng giải pháp ERP chuyên môn hóa theo các bài toán đặc thù trong từng ngành nghề sẽ đem đến hiệu quả tối ưu và vượt trội hơn.

Mục lục

2. Những vấn đề mà kế toán xây dựng cần lưu ý khi tập hợp chi phí cho công trình3. Những lưu ý khi hạch toán và lập báo cáo tài chính trong các công ty xây dựng

Kế toán xây dựng là một trong những mảng khó mà không phải kế toán viên nào cũng có thể xử lý tốt được các nghiệp vụ đặc trưng. Nhiều bạn kế toán thường khá lo sợ khi làm việc trong các doanh nghiệp xây dựng. Bởi vì, kế toán xây dựng có những điểm khác biệt so với kế toán trong các công ty sản xuất, thương mại thông thường. Cùng MIFI theo dõi bài viết để biết thông tin chi tiết nhất về các đặc điểm, một số vấn đề cần lưu ý khi hoạch toán và báo cáo.


*

Những đặc trưng riêng của doanh nghiệp xây lắp


1. Đặc điểm riêng của kế toán ngành xây dựng

Những đặc điểm đặc trưng của kế toán xây dựng trong các doanh nghiệp xây lắp:

Doanh nghiệp trúng thầu công trình nghĩa là đã có giá trị khối lượng tham gia thầu công trình. Chính vì thế, kế toán hạch toán dựa trên việc bóc tách chi phí của dự toán đã trúng thầu.

Mức giá xây dựng của các công trình còn phụ thuộc vào giá thị trường tại từng địa phương. Do đó, kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng mức giá cho từng công trình ở mỗi địa điểm.

Trong thời gian thi công, việc xuất vật tư phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với dự toán của công trình. 

Khi công trình hoàn thành, doanh nghiệp phải tiến hành lập biên bản nghiệm thu và xuất hóa đơn ngay. Việc xuất hóa đơn đúng thời điểm là điều kiện bắt buộc ngay cả khi khách hàng chưa thanh toán. 


*

Hóa đơn phải được xuất vào đúng thời điểm hoàn thành công trình


2. Những vấn đề mà kế toán xây dựng cần lưu ý khi tập hợp chi phí cho công trình

2.1. Tập hợp đầy đủ các chứng từ mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định

Một bộ hồ sơ mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định sẽ bao gồm những chứng từ sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa, đơn đặt hàng.Phiếu xuất kho hoặc biên bản giao nhận và phiếu nhập kho của doanh nghiệp nếu nhập kho chưa đưa vào thi công ngay.Kiểm định chất lượng (nếu có).Hóa đơn tài chính.Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

2.2. Tập hợp các chứng từ về nhân công

Đối với nhân công trực tiếp, kế toán xây dựng có bộ chứng từ sẽ gồm có các loại giấy tờ sau:

Hồ sơ cá nhân của lao động.Hợp đồng lao động.Quy chế tiền lương, các quyết định của giám đốc.Bảng chấm công.Bảng lương, bảng tính và trích thuế TNCN, bảng tính và trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (nếu có).
*

Hợp đồng lao động là chứng từ cần thiết trong bộ hồ sơ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp


Đối với nhân công thuê ngoài, chứng từ cho từng nhóm đối tượng được quy định như sau: 

Trường hợp 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường cần có những chứng từ sau: 

Hợp đồng giao khoán.Biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán hoàn thành.Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành.CMND/CCCD của người làm đại diện.Chứng từ thanh toán tiền mặt/chuyển khoản.Chứng từ khấu trừ thuế TNCN.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với từng công nhân, hồ sơ gồm:

Hợp đồng lao động, CMND/CCCD, mã số thuế cá nhân.Bảng chấm công hoặc biên bản nghiệm thu khối lượng công việc.Bảng tính lương.Khấu trừ thuế TNCN.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp ký hợp đồng với nhà thầu phụ phần nhân công, hồ sơ gồm:

Hợp đồng kinh tế giao thầu phụ phần nhân công.Biên bản nghiệm thu công việc thực hiện.Biên bản xác nhận khối lượng giao khoán và quyết toán khối lượng giao khoán.Hóa đơn GTGT.Chứng từ thanh toán tiền mặt/chuyển khoản.

3. Những lưu ý khi hạch toán và lập báo cáo tài chính trong các công ty xây dựng

Khi kế toán xây dựng hạch toán và lập báo cáo tài chính cho các công ty, kế toán viên cần lưu ý những vấn đề sau.

3.1. Cân đối thuế GTGT hàng tháng đúng với tờ khai

Hàng tháng, kế toán viên cần thực hiện các bút toán cân đối thuế GTGT đúng với tờ khai. Kế toán viên cần tiến hành tách khoản thuế GTGT vãng lai 2% cho các công trình, cụ thể:

Phản ánh doanh thu xuất hóa đơn:

Nợ TK 131: Phải thu khách hàng

Có TK 5112: Doanh thu công trình

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

Trích thuế GTGT vãng lai bóc tách ra khỏi thuế GTGT của trụ sở chính:

Nợ TK 3331

Có TK 33382: Thuế GTGT vãng lãi

Khi nộp thuế GTGT vãng lai:

Nợ TK 33382

Có TK 111, 112


*

Doanh nghiệp cần phải kê khai thuế GTGT vãng lai với các công trình ngoại tỉnh


3.2. Cân đối giá thành 

Kế toán xây dựng cần kiểm tra lại số dư bên Nợ của TK 154 trên bảng cân đối số phát sinh có trùng khớp với giá trị dở dang được theo dõi trên bảng chi phí dở dang cuối kỳ hay không. Nếu có sự chênh lệch thì kế toán viên cần kịp thời điều chỉnh để phù hợp với nguyên tắc kế toán và đúng với thực tế. 

3.3. Cân đối doanh thu xuất hóa đơn

Bộ phận kế toán cần đảm bảo rằng doanh thu xuất hóa đơn các công trình được phản ánh trên TK 5112 luôn lớn hơn giá vốn của công trình được tập hợp trên TK 6322. Điều này giúp kế toán viên hạn chế được các rủi ro khi quyết toán thuế doanh nghiệp

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp kế toán viên thực hiện công tác kế toán xây dựng cho doanh nghiệp một cách chính xác, nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.