Mức lương an ninh hàng không, việc làm an ninh sân bay (từ 15 đến 20 triệu)

An ninh hàng không là một trong những ngành được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Vậy tại sao ngành này lại thu hút đến thế? Mức lương trong ngành an ninh hàng không có thực sự hấp dẫn như lời đồn?


Hiện nay, không chỉ phi công, tiếp viên hàng không mà an ninh hàng không cũng là một trong những ngành nghề "hot" thu hút thế hệ trẻ. Bởi lẽ ai cũng nhìn nhận đây là những công việc đáng tự hào, thu nhập cao. Vậy an ninh hàng không làm những công việc gì và mức lương có thực sự hấp dẫn như "lời đồn"? Cùng tìm hiểu về mức lương của ngành an ninh hàng không qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Mức lương an ninh hàng không

An ninh hàng không là gì?

Khái niệm về an ninh hàng không đã được quy định rõ trong Khoản 1 điều 190 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006. Nội dung như sau:

An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang thiết bị nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa và đối phó với những hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Mục tiêu là bảo vệ an toàn cho hành khách, cho tàu bay, tổ bay và những người dưới mặt đất.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không (Ảnh: TL)

Tính đến thời điểm hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định rất chặt chẽ trong ngành an ninh hàng không. Có thể nói, đây là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng với nền quốc phòng an ninh, có mối liên kết chặt chẽ, sâu sắc tới nhiệm vụ bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Từ yếu tố con người cho đến vật chất, cụ thể là tàu bay đều được giám sát trực tiếp cực kỳ nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo sự an toàn tuyệt đối đến mức chi tiết trong tất cả mọi hoạt động diễn ra ở sân bay.

Ngoài ra, các tổ chức an ninh hàng không đều được tổ chức bài bản, có khuôn mẫu. Bên cạnh đó, mọi quy trình tuyển dụng, đào tạo đều vô cùng nghiêm ngặt, khắc nghiệt. Tại tất cả các cảng hàng không, lực lượng túc trực bắt buộc phải có mặt thường xuyên. Như vậy mới có thể kịp thời ngăn ngừa, ứng phó với bất cứ tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra.

Nhiệm vụ và chức năng của lực lượng an ninh hàng không

Chức năng của lực lượng an ninh hàng không

Chức năng của ngành an ninh hàng không tại quốc gia Việt Nam đã được quy định rõ tại Khoản 1 điều 190 Luật hàng không dân dụng. Nội dung cụ thể như sau:

Đảm bảo tính hợp pháp

Toàn bộ lực lượng thuộc biên chế ngành an ninh hàng không phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn trật tự xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng trong khu vực theo đúng với các quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, công an nhân dân, quốc phòng, phòng chống khủng bố và nhiều điều luật khác có liên quan.

Kiểm tra, soi chiếu nghiêm ngặt

Lực lượng an ninh hàng không tuyệt đối không được lơ là nhiệm vụ kiểm tra và soi chiếu hàng hoá, con người. Việc giám sát phải được duy trì thường xuyên trên tất cả các yếu tố như tàu bay, hành khách ra vào, hành lý, hàng hoá. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào khả nghi, có nguy cơ uy hiếp đến an ninh hàng không, lực lượng an ninh cần lập tức phản ứng, thực thi quyền được lục soát. Khi đối tượng có biểu hiện chống đối, lực lượng an ninh có quyền bắt giữ ngay lập tức.

Các tổ chức an ninh hàng không đều được tổ chức bài bản, có khuôn mẫu. (Ảnh: TL)

Thiết lập khu vực cấm, khu vực hạn chế

Tại các cảng hàng không, lực lượng an ninh hàng không có chức năng thiết lập vành đai, khu vực cấm, hạn chế di chuyển nhằm mục đích bảo vệ tàu bay cùng những trang thiết bị và công trình tại đó.

Kiểm tra chặt chẽ đối với nhân viên nội bộ

Sự an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, lực lượng an ninh hàng không tuyệt đối không được phép chủ quan. Kể cả với nội bộ lực lượng an ninh, nội bộ nhân viên sân bay cũng phải được kiểm tra kỹ càng. Điều này giúp ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả các âm mưu khủng bố, đe doạ an ninh sân bay.

Cấm việc chuyên chở vật phẩm nằm trong danh mục cấm

Lực lượng an ninh hàng không có chức năng thi hành các biện pháp phòng ngừa, cấm triệt để việc chở hàng hoá bất hợp pháp, hàng nằm trong danh mục cấm.

Cấm vận đối với hành khách có hành vi quấy rối, ảnh hưởng an ninh

Lực lượng an ninh hàng không có chức năng thực thi lệnh cấm vận vĩnh viễn hoặc có thời hạn đối với các đối tượng có hành vi quấy rối và cản trở bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.

Nhiệm vụ của lực lượng an ninh hàng không

Trang phục của nhân viên an ninh hàng không (Ảnh: TL)

Thực hiện nghiệp vụ để ngăn chặn hành vi can thiệp bất hợp pháp

Khi phát hiện những hành vi có dấu hiệu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không, lực lượng an ninh hàng không cần phải thực thi những biện pháp nghiệp vụ. Đồng thời bảo vệ hiện trường khi có sự cố xảy ra.

Đình chỉ các chuyến bay khi có dấu hiệu uy hiếp

Khi phát hiện dấu hiệu ảnh hưởng đến an ninh hàng không, các cơ quan thanh tra cũng như giám đốc tại cảng vụ hàng không có quyền thực hiện lệnh đình chỉ chuyến bay.

Phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý vấn đề an ninh

Lực lượng an ninh hàng không phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng. Điều này giúp ngăn chặn hiệu quả những vấn đề liên quan đến rà phá bom mìn, ngăn ngừa dịch bệnh, xử lý hàng hoá chứa vật phẩm nguy hiểm.

Giữ người, tài sản nếu có hành vi uy hiếp

Đối với những đối tượng có hành vi chống phá, không tuân thủ, uy hiếp đến an ninh sân bay. Lực lượng an ninh hàng không có quyền giữ người, niêm phong và giữ tài sản

Không cần lập biên bản trước khi thu giữ tang vật

Lực lượng an ninh hàng không sẽ có quyền trấn áp, thu giữ tang vật để bàn giao cho cơ quan chức năng mà không cần phải lập biên bản khi các đối tượng có những hành vi can thiệp bất hợp pháp, chống đối, quấy rối.

Điều kiện để trở thành nhân viên an ninh hàng không

Tiêu chuẩn chung để trở thành nhân viên an ninh hàng không

- Là công dân Việt Nam; tuổi đời từ 18 đến 35.

- Lý lịch rõ ràng; Nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự; không nghiện ma tuý và các chất gây nghiện bị cấm khác; không mắc các bệnh xã hội.

- Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp PTTH.

- Sức khoẻ: Loại 1, Loại 2 hoặc Loại 3.

- Không có dị tật làm ảnh hưởng đến ngoại hình hoặc/và khả năng vận động, giao tiếp; không mắc bệnh mù màu, loạn màu.

Xem thêm: Mức Lương Tiếp Viên Hàng Không Vietnam Airline, Hãng Nào Trả Lương Cao Nhất

Để trở thành nhân viên an ninh hàng không, cần đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe và trình độ văn hóa theo quy định của ngành hàng không (Ảnh: TL)

Yêu cầu riêng đối với ngành an ninh hàng không

- Tuổi: Từ 18 đến 32; Nữ giới không quá 30%

- Sức khỏe: Loại 1 hoặc loại 2; 18.0 ≤ BMI ≤ 27

- Chiều cao: Nam tối thiểu 1m70; Nữ tối thiểu 1m60

- Thị lực không kính tối thiểu 5/10 mỗi bên

- Ngoại hình khá; không có hình xăm tại các vị trí lộ ra ngoài trang phục (đặc biệt là vùng đầu, mặt, cổ, tay, chân); không nói ngọng, nói lắp

- Tiếng Anh: TOEIC tối thiểu 450 điểm hoặc chứng chỉ khác tương đương.

Mức lương của ngành an ninh hàng không là bao nhiêu?

Ngành an ninh hàng không hiện nay là một trong những ngành thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh và thế hệ trẻ. Đây không chỉ là công việc giúp các bạn trẻ có cơ hội phát triển mà còn có các chế độ đãi ngộ, mức lương tương đối cao.

Theo bà Phan Thị Mận - Giám đốc của một đơn vị tuyển sinh hàng không cho biết, hiện nay, mức lương của ngành an ninh hàng không thu nhập dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn, tùy thuộc vào vị trí và trình độ năng lực của nhân viên. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển nhiều sân bay, nhà ga, cần nhiều nguồn nhân lực, nhu cầu tuyển dụng của ngành Hàng không cũng tương đối lớn.

Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia tư vấn tuyển sinh, cơ hội việc làm của những sinh viên theo học, tốt nghiệp ngành này rất rộng mở.

Trên đây là những thông tin cần thiết, mức lương của ngành an ninh hàng không mà bạn đọc có thể tham khảo.

Cho tôi hỏi mức lương cao nhất mà cảng vụ viên hàng không hạng 1 có thể được nhận là bao nhiêu? Câu hỏi từ anh Cường (Hà Tĩnh).
*
Nội dung chính

Cảng vụ viên hàng không hạng 1 phải có bằng cấp gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 44/2022/TT-BGTVT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với cảng vụ viên hàng không hạng 1 như sau:

Cảng vụ viên hàng không hạng I - Mã số: V.12.01.01...2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡnga) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng không....

Theo đó yêu cầu cảng vụ viên hàng không hạng 1 phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

*

Mức lương của cảng vụ viên hàng không hạng 1 có thể lên đến hơn 14 triệu đồng? (Hình từ Internet)

Cảng vụ viên hàng không hạng 1 có nhiệm vụ gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của cảng vụ viên hàng không hạng 1, cụ thể như sau:

Cảng vụ viên hàng không hạng I - Mã số: V.12.01.011. Nhiệm vụa) Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của cảng vụ hàng không theo quy định của pháp luật;b) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ của cảng vụ hàng không;c) Chủ trì việc tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cảng vụ hàng không; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cảng vụ hàng không theo quy định của pháp luật;d) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành hàng không dân dụng theo lĩnh vực được phân công;đ) Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án và các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành, lĩnh vực công tác;e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao....

Theo đó, cảng vụ viên hàng không hạng 1 có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên trong quá trình công tác.

Mức lương của cảng vụ viên hàng không hạng 1 có thể lên đến hơn 14 triệu đồng?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BGTVT (được bổ sung bởi điểm a khoản 7 Điều 1 Thông tư 44/2022/TT-BGTVT) quy định về chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng không, cụ thể như sau:

Chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng không1. Các chức danh nghề nghiệp cảng vụ viên hàng không quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:a) Chức danh nghề nghiệp cảng vụ viên hàng không hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;b) Chức danh nghề nghiệp cảng vụ viên hàng không hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;c) Chức danh nghề nghiệp cảng vụ viên hàng không hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;d) Chức danh nghề nghiệp cảng vụ viên hàng không hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.đ) Chức danh nghề nghiệp cảng vụ viên hàng không hạng V được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06....

Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV thì mức lương của cảng vụ viên hàng không hạng 1 được tính như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương

Trong đó:

- Hệ số lương: Chức danh nghề nghiệp cảng vụ viên hàng không hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

- Mức lương cơ sở:

Như vậy mức lương của cảng vụ viên hàng không hạng 1 trong năm 2023 là:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.