Báo Giảm Nghỉ Không Lương

BHXH
*

Giới thiệu
EFY Việt Nam Bảo hiểm xã hội điện tử Nghiệp vụ BHXH Luật Lao động Phiếu giao nhận BHXH TPHCM Biểu mẫu hồ sơ Nghiệp vụ tổng hợp Lĩnh vực thu Chế độ Hưu trí Chế độ Ốm đau Chế độ Thai sản Chế độ Tai nạn LĐ - BNN Chế độ Tử tuất Bảo hiểm Thất nghiệp Bảo hiểm Y Tế Hồ sơ Tra cứu kết quả

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC BÁO GIẢM BHXH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN PHẦN MỀM EFY

Hồ sơ báo giảm bhxh thế nào? Đây là vấn đề được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm. Để báo giảm bhxh dành cho người lao động trên phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử EFY, bạn cần thực hiện các bước dưới đây.

Bạn đang xem: Báo giảm nghỉ không lương

Các bước báo giảm BHXH cho NLĐ trên phần mềm EFY

Lưu ý: Các bước báo giảm BHXH dưới đây dành cho nhóm đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Bước 1: Đơn vịĐăng nhậpvào phần mềm → chọn “Kê Khai”→ “Báo tăng,báo giảm,điều chỉnh đóng BHXH,BHYT,BHTN,BHTNLĐ,BNN→ ấn “Lập tờ khai”.

*

Sau khi lập tờ khai thì chuyển sang sheet "D02-LT GIAM" để kê khai hồ sơ báo giảm lao động.

*

Bước 2: Trong hồ sơ kê khai , đơn vị “tích chọn một hoặc nhiều NLĐ” ở danh sách bên trái→ chọn “giảm lao động ”.

Lưu ý: Nếu thông tin NLĐ chưa có trong danh sách, Đơn vị ấn vào dấu + bên tay trái góc trên cùng để thêm thông tin→ Điền hết thông tin ô dấu sao đỏ → ấn Ghi →Tích tên NLĐ → chọn “giảm lao động”.

*

Bước 3:Trên lưới kê khai (biểu mẫu D02-LT), Đơn vị điền hết thông tin những ô báo đỏ.

3 thời điểm kê khai, báo giảm BHXH

Thời điểm kê khai, báo giảm BHXH gồm 3 thời gian sau:

TRƯỜNG HỢP1: Đơn vị “báo giảm BHXH trước tháng phát sinh”

Ví dụ với phương án GH (giảm hẳn), KL( Không lương),OF ( Nghỉ ốm)… sẽ không bị truy thu BHYT.

- Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ

- Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm tại đơn vị.

- Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

- Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

Lưu ý 1: Đối với hồ sơ báo giảm BHXH cho lao động nghỉ thai sản, đơn vị ghi rõ vào cột (28) ghi chú như sau: Nghỉ thai sản từ ngày/tháng/năm… Sinh con ngày/ tháng/ năm(Nếu chưa sinh con ghi chưa sinh).

*
Lưu ý 2: Riêng các đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội và HCMhiện nay hướng dẫn nhập như sau:

-Cột (24.1) tháng năm bắt đầu là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ

- Cột (24.2) tháng năm kết thúc là tháng muốn báo giảm.

VD: Kỳ kê khai tháng 6/2021 đơn vị muốn báo giảm LĐ trước tháng cho tháng 7/2021 Thì đơn vị điền Cột (24.1) là 07/2021

- Cột (24.2) là 07/2021

*

Đơn vị chú ý nhập theo hướng dẫn của cán bộ BHXH quận/huyện quản lí đơn vị yêu cầu trên địa bàn Hà Nội và HCM.

Đơn vị điền hết thông tin vào những ô dấu báo đỏ trên phần mềm ấn ‘Ghi lại” →ấn “Xuất tờ khai” →cắm CKS vào ấn “Nộp tờ khai”

TRƯỜNG HỢP2: Đơn vị “báo giảm BHXH đúng tháng phát sinh

Ví dụ phương án TS (nghỉ Thai sản).

Hãy lưu ý, đối với những Phương án như GH(giảm hẳn), KL(không lương), OF(nghỉ ốm) sẽ phát sinh truy thu BHYT.

Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

- Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ

- Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ

Mục II-1: Lao động:

- Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ (là tháng hiện tại kê khai hồ sơ)

- Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm tại đơn vị.

- Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

- Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

Lưu ý 1: Đối với hồ sơ báo giảm nghỉ thai sản đơn vị ghi rõ vào cột ghi chú như sau: Nghỉ thai sản từ ngày/tháng/năm… Sinh con ngày/tháng/ năm(Nếu chưa sinh con ghi chưa sinh).

*

Lưu ý 2: Riêng các đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội và HCMhiện nay hướng dẫn nhập như sau:

Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

- Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

- Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

Mục II-1 Lao Động:

- Cột (24.1) tháng năm bắt đầu là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ.

- Cột (24.2) tháng năm kết thúc là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

- Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm tại đơn vị.

- Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

- Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

*

Đơn vị chú ý nhập hồ sơ báo giảm BHXH theo hướng dẫn của cán bộ BHXH quận /huyện quản lí đơn vị yêu cầu trên địa bàn Hà Nội và HCM.

Xem thêm: Người Đau Dạ Dày Ăn Lương Khô Được Không, Người Đau Dạ Dày Nên Ăn Những Thực Phẩm Sau

Đơn vị điền hết thông tin vào những ô dấu báo đỏ trên phần mềm ấn ‘Ghi lại” →ấn “Xuất tờ khai” → cắm CKS vào ấn “Nộp tờ khai”

TRƯỜNG HỢP3: Đơn vị ‘Báo giảm BHXH Chậm muộn từ 1 tháng trở lên

Trường hợp này, đơn vị sẽ bị “truy thu BHYT” đến thời điểm hiện tại làm hồ sơ và phát Sinh “bảng kê hồ sơ D01-TS

Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

- Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

- Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.Mục II-1: Lao động:

- Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ

- Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm

- Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

- Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

Lưu ý 1: Đối với hồ sơ báo giảm nghỉ thai sản đơn vị ghi rõ vào cột ghi chú như sau: Nghỉ thai sản từ ngày/tháng/năm… Sinh con ngày/ tháng/năm(Nếu chưa sinh con ghi chưa sinh).

*

Lưu ý 2:Riêng các đơn vị thuộc địa bàn Hà NộiHCM hiện nay hướng dẫn nhập như sau:

Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

- Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

- Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ

Mục II-1 Lao Động:

- Cột (24.1) tháng năm bắt đầu là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ.

- Cột (24.2) tháng năm kết thúc là tháng hiện tại kê khai hồ sơ.

- Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm.

- Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

- Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

*

Bảng kê hồ sơ D01-TS:

Dòng 1:

- Cột (5) Tên loại văn bản:

1, Hồ sơ báo giảm hẳn → kê quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

2, Hồ sơ giảm thai sản, nghỉ ốm → kê Giấy khai sinh/giấy chứng sinh của con (thai sản): Giấy ra viện (Ốm đau)

- Cột (6) Số hiệu văn bản: Số hiệu của loại văn bản kê tại cột (5)

- Cột (7) Ngày ban hành:Ngày ban hành văn bản trên

- Cột (8) Ngày có hiệu lực: Ngày có hiệu lực văn bản trên

- Cột (9) Cơ quan ban hành: Cơ quan ban hành văn bản

- Cột (10) Trích yếu văn bản: là Tên loại văn bản

- Cột (11) Trích lược nội dung cần thẩm định: “Truy giảm Nguyễn Thị B,…. Nghỉ từ tháng….”

Dòng 2:

- Cột (7) Ngày ban hành: Là ngày ban hành bảng lương ( bảng lương tháng báo giảm chậm muộn)

- Cột(8) Ngày văn bản có hiệu lực: Là ngày có hiệu lực bảng lương ( bảng lương tháng báo giảm chậm muộn)

*

- Đơn vị điền hết thông tin vào những ô dấu báo đỏ trên phần mềm ấn ‘Ghi lại”→ấn “Xuất tờ khai”→cắm CKS vào ấn “Nộp tờ khai”

*

Trên đây là các bước thực hiện báo giảm BHXH cho người lao động trên phần mềm EFY-e
BHXH và 3 thời điểm làm hồ sơ báo giảm BHXH và các quy định cụ thể. Đơn vị cần lưu ý để thực hiện đúng và đủ các bước theo quy định.

Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam).

Xin hỏi trường hợp NLĐ nghỉ việc 14 ngày làm việc trở lên có phải báo giảm lao động không? - Kim Ngân (Quảng Bình)


*
Mục lục bài viết

NLĐ nghỉ việc 14 ngày trở lên có phải báo giảm lao động không?

- NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

- NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

- NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và NLĐ không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho NLĐ.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì doanh nghiệp thực hiện báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong các trường hợp sau:

- Tăng mới lao động;

- Báo giảm lao động đối với các trường hợp NLĐ chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

- Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);

- Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

- Điều chỉnh đóng BHXH (NLĐ thay đổi tiền lương đóng BHXH).

Như vậy: Trường hợp NLĐ không làm việc, không hưởng lương hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì doanh nghiệp thực hiện báo giảm lao động để không thực hiện đóng BHXH tháng đó.

Trường hợp NLĐ không làm việc, không hưởng lương hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì doanh nghiệp không cần thực hiện báo giảm lao động và vẫn tham gia đóng BHXH theo quy định.

NLĐ nghỉ việc 14 ngày trở lên có phải báo giảm lao động không? (Hình từ internet)

Quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của NLĐ

Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi bản thân NLĐ bị ốm đau hoặc con dưới 07 tuổi của NLĐ bị ốm đau.

Theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của NLĐ trong các trường hợp khác nhau là khác nhau, cụ thể như sau:

(1) Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi NLĐ bị ốm đau:

- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

- NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

+ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

+ Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

(2) Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con của NLĐ bị ốm đau:

- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định nêu trên.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.


Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.