Cách Nhớ Tài Khoản Kế Toán, Mẹo Ghi Nhớ Nhanh Bảng Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán

Cách nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất với rất nhiều loại tài khoản là không hề đơn giản, nhưng với những mẹo nhỏ sẽ giúp việc nhớ dễ dàng hơn.

Bạn đang xem: Cách nhớ tài khoản kế toán

Trong quá trình làm kế toán, bạn có thể tra bảng hệ thống tài khoản kế toán mà không cần thuộc. Nhưng việc này gây bất tiện và mất thời gian tìm kiếm. Hơn nữa còn làm giảm tính chuyên nghiệp trong công việc.

Bởi vậy, ngay từ khi đang học, bạn đã cần thuộc hệ thống tài khoản kế toán.

Việc nhớ hệ thống tài khoản kế toán cũng giống như việc học bảng cửu chương. Chuyện nhớ bảng hệ thống phải dựa vào quá trình luyện tập và thời gian chứ không thể học vẹt hoặc học thuộc nhồi nhét trong một lúc.

Tuy nhiên chúng ta có thể dựa vào một số gợi ý để thuộc hoặc tra bảng nhanh nhất. Học kế toán ở đâu tốt tphcm

1. Sự sắp xếp trật tự các loại tài khoản trong bảng hệ thống

- Hệ thống tài khoản kế toán được sắp xếp theo tính thanh khoản. Đối tượng mà tài khoản phản ánh càng thanh khoản thì càng ở trên đầu.

Ví dụ: tài khoản 111 (tiền mặt) so với tài khoản 213 (TSCĐ vô hình)

- Hệ thống tài khoản được sắp xếp theo trật tự

*

2. Học từng loại "Tài khoản"

Hệ thống tài khoản kế toán cũng có kết cấu như một bảng chữ cái, cần phải học từ trên xuống và học theo tính chất.

Để tránh bị rối khi nhìn vào bảng hệ thống tài khoản, đồng thời dễ dàng trong quá trình hạch toán Nợ / Có, bạn nên chia hệ thống tài khoản theo loại tài khoản để học.

2.1 Tài khoản đầu 1 “tài sản ngắn hạn”

Loại này có 20 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 1, trong đó:

- Bắt đầu bằng số 11 là ba loại tiền, bao gồm 111, 112, 113 - đây là các tài khoản rất quan trọng mà bạn phải nhớ đầu tiên.

- Bắt đầu bằng số 15 là tám loại tài khoản liên quan đến hàng hóa và chi phí dở dang, bao gồm 151, 152, 153, …, 158.

- Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý đến các tài khoản: 131, 133, 141. Nên nhớ kỹ tài khoản cấp 2 của thuế GTGT được khấu trừ (133).

2.2 Tài khoản đầu 2 “tài sản dài hạn”

Loại này có 13 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 2, trong đó:

- Bắt đầu bằng số 21 là năm loại tài khoản liên quan đến tài sản cố định, trong đó cần lưu ý đến tài khoản 211 và 214.

- Bắt đầu bằng số 22 là bốn loại tài khoản liên quan đến việc đầu tư và dự phòng tổn thất.

- Bắt đầu bằng số 24 là tài khoản dùng trong các trường hợp trích trước hoặc trả trước.

2.3 Tài khoản đầu 3 “nợ phải trả”

Loại này có 15 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 3, trong đó:

- Bắt đầu bằng số 33 là bảy tài khoản phải trả cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân. Trong đó, cần nhớ tài khoản 331, 333, 334 và các tài khoản cấp 3 của tài khoản 333.

- Bắt đầu bằng số 35 là bốn tài khoản theo dõi các quỹ trong doanh nghiệp.

  2.4 Tài khoản đầu 4 “vốn chủ sở hữu”

Loại này có 11 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 4, trong đó:

- Bắt đầu bằng số 41 là bảy tài khoản liên quan đến vốn chủ sở hữu và đánh giá vốn chủ sở hữu.

- Bắt đầu bằng số 46 là hai tài khoản nguồn kinh phí hình thành vốn chủ sở hữu.

- Lưu ý đặc biệt đến tài khoản 421.

2.5 Tài khoản đầu 5 “doanh thu”

Loại này có 3 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 5, bao gồm

- Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính

- Tài khoản 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

2.6 Tài khoản đầu 6 “chi phí sản xuất, kinh doanh”

Loại này có 10 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 6, trong đó

- Bắt đầu bằng 62 là bốn tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh.

Xem thêm: Phương Pháp Kế Toán 156 Là Gì, Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Hàng Tồn Kho

- Bắt đầu bằng 64 là hai tài khoản chi phí gián tiếp.

 2.7 Tài khoản đầu 7 “thu nhập khác”, 8 “chi phí khác”, 9 “xác định kết quả kinh doanh”

Mỗi loại tài khoản này chỉ có 1 hoặc 2 tài khoản, rất dễ nhớ và phải nhớ.

3. Một số mẹo nhỏ để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán


*

- Tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2, có kết thúc là chữ số 8: thường mang tính chất khác. Ví dụ: TK 138 (phải thu khác), TK 2118 (TSCĐ khác), …

- Tài khoản 214, 229, 352, 521 là những tài khoản đặc biệt có tính chất làm giảm giá, có kết cấu ngược với các tài khoản cùng loại

- Các tài khoản có tính đối ứng và bù trừ:

Tài khoản 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính, mở chi tiết theo đối tượng.Tài khoản 214 và 211, 213.Tài khoản 133 và 333.

 Ngoài ra, việc học hiệu quả nhất khi học đi đôi với hành.

Khi làm nghiệp vụ, nên làm đi làm lại, nhớ kết cầu tài khoản, nhớ đối ứng của tài khoản này với tài khoản khác thường phát sinh như thế nào.

Để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán lâu và sâu sắc, bạn phải chăm chỉ làm bài tập định khoảntiếp xúc với các nghiệp vụ thực tế, qua việc đi làm và đi học tại những nơi có điều kiện cho bạn thực hành.

Quan trọng, phải hiểu bản chất tài khoản và thường xuyên luyện tập để thành thói quen.

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện nay, tất cả các kế toán viên đều được yêu cầu phải nắm rõ, ghi nhớ các tài khoản kế toán để phục vụ và đẩy nhanh công việc của mình. Bảng hệ thống tài khoản kế toán được dùng để biểu đạt các nghiệp vụ phát sinh theo từng đối tượng kế toán. Trong bài viết này, congtyketoanhanoi.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn 4 mẹo để ghi nhớ nhanh bảng hệ thống tài khoản kế toán hiệu quả nhất!

Nếu bạn muốn thành thạo hệ thống tài khoản kế toán, đăng ký học kế toán tổng hợp với khóa sau tại congtyketoanhanoi.edu.vn:


*

Cách nhớ nhanh bảng hệ thống tài khoản kế toán

Làm quen với từng loại tài khoản kế toán

Bước quan trọng nhất để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán là bạn nên học từng loại tài khoản một, sau đó mới học sang các loại tài khoản kế toán khác. Không học cùng lúc nhiều tài khoản dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ.

Ví dụ: Bạn học loại tài khoản kế toán đầu 1, bạn cần nắm rõ nó bao gồm bao nhiêu tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3, ý nghĩa, thông tin của từng cấp tài khoản. Sau đó, bạn mới chuyển sang học tài khoản 2.

*

Ghi nhớ bản chất của từng loại tài khoản kế toán

Ghi nhớ bản chất của từng loại tài khoản sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Việc hiểu và nhớ bản chất các tài khoản kế toán còn giúp bạn làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn mỗi khi phải xử lý các tài khoản kế toán.

- Loại tài khoản kế toán đầu 1 và đầu 2: Tài khoản "Tài sản": Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, thuế GTGT được khẩu trừ, nguyên vật liệu, hàng hóa,...

- Loại tài khoản kế toán đầu 3: Tài khoản "Nợ phải trả" bao gồm các khoản tiền phải trả người bán, phải trả người lao động, các khoản thuế phải nộp, vay nợ thuê tài chính,...

- Loại tài khoản đầu 4: Tài khoản "Vốn chủ sở hữu" bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,...

- Loại tài khoản đầu 5: Tài khoản "Doanh thu" bao gồm doanh thu bán hàng, dịch vụ, thành phẩm,...

- Loại tài khoản đầu 6: Tài khoản "Chi phí sản xuất, kinh doanh" bao gồm chi phí mua hàng, chi phí sản xuất, chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,...

- Loại tài khoản đầu 7: Tài khoản "Thu nhập khác" bao gồm thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, khoản tiền phạt thu được,....

- Loại tài khoản đầu 8: Tài khoản "Chi phí khác"

- Loại tài khoản đầu 9: Tài khoản "Xác định kết quả kinh doanh" bao gồm toàn bộ chi phí và doanh thu được tập hợp cuối kỳ

Tóm lại, mỗi khi nhắc đến:

- "Tiền, hàng hóa, tài sản" nhớ ngay đến tài khoản đầu 1 và tài khoản đầu 2

- "Nợ phải trả, tiền phải nộp" nhớ đến tài khoản đầu 3

- "Nguồn vốn chủ sở hữu" nhớ đến tài khoản đầu 4

- "Doanh thu" nhớ đến tài khoản đầu 5 và tài khoản đầu 7

- "Chi phí" nhớ ngay đến tài khoản đầu 6 và tài khoản đầu 8

-"Tập hợp chi phí, doanh thu cuối kì" nhớ đến tài khoản đầu 9

Mẹo:

- Tài khoản "Tài săn" bao gồm tài khoản đầu 1,2,6,8

- Tài khoản "Nguồn vốn" bao gồm tài khoản 3,4,5,7

Cách định khoản các tài khoản kế toán

Đối với tài khoản "Tài sản" đầu 1,2,6,8, bạn thực hiện định khoản kế toán theo quy tắc sau đây:

- Phát sinh tăng: Ghi bên Nợ

- Phát sinh giảm: Ghi bên Có

Đối với tài khoản "Tài sản" đầu 1,2,6,8, bạn định khoản kế toán tài sản theo nguyên tắc sau đây:

- Phát sinh tăng: Ghi bên Có

- Phát sinh giảm: Ghi bên Nợ

Những chú ý khi định khoản, hạch toán tài khoản kế toán

- Điều quan trọng nhất để định khoản kế toán tài sản chính xác và tốt nhất là bạn phải xác định đúng đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

- Bên Nợ ghi trước, bên Có ghi sau, ghi hết bên Nợ rồi sang bên Có

- Ghi riêng nhiệm vụ biến động tăng 1 bên và nghiệp vụ biến động giảm 1 bên

- Dòng ghi Nợ và dòng ghi Có phải so le nhau

- Tổng giá trị bằng tiền bên Nợ phải bằng tổng giá trị bằng tiền bên Có

Kết luận


Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để congtyketoanhanoi.edu.vn đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học:KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấmĐăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của mộtKế toán tổng hợp nha!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.