Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội Kế Toán Thiên Ưng, Tiền Thưởng Theo Doanh Số Có Phải Đóng Bhxh

Căn cứ để tính lương, làm bảng lương đó chính là Hợp đồng lao động, bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm, công việc được hoàn thành,... và quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Cách tính bảo hiểm xã hội kế toán thiên ưng

 Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các tính lương dựa trên Mẫu bảng tính tiền lương sau:

Năm 2017 lương tối thiểu vùng tăng lên. Ví dụ như ở vùng 1 - tăng lên thành 3.750.000 theo nghị định 153/2016/NĐ-CP. Và cũng giống như các năm trước đối với những lao động đã từng đào tạo qua từ cấp nghề trở lên phải được cộng thêm 7% nữa.

 => Vậy là, Nếu bạn đã được đào tạo qua từ cấp nghề hay trung câp, cao đẳng, đại học trở lên thì Mức lương thấp nhất mà bạn nhận được khi làm việc tại Vùng 1 là 4.012.500

 => Chi tiết về mức lương tối thiểu vùng các bạn tham khảo tại đây: Mức lương tối thiểu các vùng năm 2017

Quay trở về với bảng tính lương: nơi tổng hợp toàn bộ các khoản thu nhập mà người lao động nhận được sau khi đã thỏa thuận trên HĐLĐ và các khoản người lao động sẽ bị trừ, trích lại thì chúng ta sẽ thực hiện tính toán dựa trên những thỏa thuận đó và quy chế tính lương của công ty.

Cụ thể cách làm bảng tính lương theo mẫu bảng tính tiền lương bên trên như sau:

- Cột "Lương chính": một số công ty sẽ gọi là lương cơ bản

 + Các bạn lấy số liệu tại HĐLĐ để đưa vào đây.

+ Chú ý: Cột này không được thấp hơn mức lương quy định về mức lương tổi thiểu vùng, đối với lao động thử việc thấp nhất được nhận là 85% lương chính thức.

 - Cột " Các khoản phụ cấp": Các bạn lấy khoản phụ cấp này ở trên HĐLĐ (Nếu trên HĐLĐ không thể hiện rõ về mức hưởng (số tiền) thì các bạn lấy tại quy chế lương thưởng hoặc quy chế tài chính của công ty). Một vài lưu ý với các khoản phụ cấp như sau:

 + Phụ cấp trách nhiệm: dành cho những lao động là cán bộ như giám đốc, phó GĐ, các trưởng phòng hay Kế toán trưởng... Trước năm 2016, khoản phụ cấp này không bị tính vào lương đóng Bảo hiểm bắt buộc. Nhưng từ năm 2016 sẽ bị cộng vào lương để đóng bảo hiểm bắt buộc. Khoản phụ cấp này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN. 

+ Xăng xe: có những doanh nghiệp sẽ gọi tên khác là phụ cấp đi lại: Không bị cộng vào để đóng BHBB. Bị tính vào Thu nhập chịu thuế khi tính TNCN.

- Hỗ trợ nhà ở: Khoản hỗ trợ này cũng không bị cộng vào lương đóng bảo hiểm. Về Thuế TNDN thì được tính vào CP được trừ theo quy chế của công ty. Về thuế TNCN thì Theo điều 11 của thông tư 92/2015/TT-BTC "Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

 

Lưu ý: Để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì các khoản chi phí tiền lương, tiền thưởng phải thể hiện cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

 

- Cột Tổng thu nhập: là toàn bộ số tiền mà người lao động được hưởng trong tháng. Theo như mẫu bảng tính trên thì:

 Tổng thu nhập = lương chính + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp ăn trưa + phụ cấp điện thoại + phụ cấp xăng xe + hỗ trợ nhà ở.

-Ngày công thực tế: là số ngày công mà người lao động đã đi làm trong tháng. Các bạn căn cứ vào bảng chấm công, tổng hợp số ngày công đi làm để đưa vào đây.

 Chú ý: Theo quy định của bộ luật lao động thì chúng ta có các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương như sau:

1) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

2) Tết Âm lịch 05 ngày;

3) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

4) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

5) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Chú ý: - Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Theo Điều 115 của Bộ Luật Lao Động Ngoài ra người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

 a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

 b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

 c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

- Cột tổng lương thực tế: Được xác định dựa trên cột tổng thu nhập so với số ngày công đi làm thực tế. Bởi cột tổng thu nhập là mức lương nhận được cho 1 tháng đi làm đầy đủ theo số ngày quy định của doanh nghiệp (Không được cao hơn số ngày quy định của luật lao động). Nếu trong tháng bạn đi làm không đầy đủ thì lương bạn nhận được sẽ ít đi. Thực tế tại các doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 cách để xác định Tổng lương thực tế này:

 Cách tính 1: Lương thực tế = Tổng thu nhập / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế Cách tính 2: Lương thực tế = Tổng thu nhập / 26 X ngày công thực tế làm việc

(Việc để 26 hay 24 ngày là do doanh nghiệp quy định)

 Việc lựa chọn cách tính lương thực tế theo cách tính 1 hay cách tính 2 là do doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn. Để biết doanh nghiệp của mình tính theo cách nào thì các bạn cần xem tại quy chế lương thưởng hoặc quy chế nội bộ, hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.

 

Trong bảng tính trên, chúng tôi đang thực hiện tính lương theo cách 1: tính theo ngày công chuẩn phải đi làm trong tháng đó:

 

 Cụ thể:

 + Các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm bắt buộc như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ không phải cộng vào để tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. => Theo mẫu bảng lương trên thì năm 2017 Kế Toán Thiên Ưng sẽ phải tham gia Bảo hiểm xã hội cho các lao động ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên bằng Lương chính + Phụ cấp trách nhiệm.

+ Trong bảng tính trên có 1 lao động là Nguyễn Đức Trung ký HĐLĐ thử việc 1 tháng nên không thuộc đối tưởng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. (Cột lương đóng bảo hiểm được tạo ra nhằm mức đích làm căn cứ để nhân với các tỷ lệ trích bảo hiểm theo quy định)

- Cột các khoản trích trừ vào lương:

Khi có người lao động tham gia bảo hiểm thì tỷ lệ trích đóng bảo hiểm mới nhất năm 2017 được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:

Loại bảo hiểm tham gia

Doanh nghiệp (%)

Người lao động (%)

Cộng

Bảo Hiểm Xã Hội

18

8

26

Bảo Hiểm Y Tế

3

1,5

4,5

Bảo Hiểm Thất Nghiệp

1

1

2

Kinh Phí Công Đoàn

2

 

2

Cộng

24

10,5

34,5

 

 (Trong bảng lương trên chỉ để tính ra số tiền trích bảo hiểm trừ vào lương người lao động nhằm xác định mức lương thực trả còn phần trích doanh nghiệp đóng để tính vào chi phí Kế Toán Thiên Ưng đã ẩn đi. Các bạn có tải file về rồi xem cách làm chi tiết nhé) Cụ thể về cách làm các cột trích vào lương:

 + Cột BHXH = 8% X lương đóng Bảo hiểm

 + Cột BHYT = 1,5% X lương đóng bảo hiểm + Cột BHTN = 1% X lương đóng bảo hiểm.

 

- Thuế TNCN: Sau khi các bạn đã tính ra số thuế TNCN phải khấu trừ của từng người thì các bạn ghi vào đây. Chi tiết xem tại đây: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2017.

 Trong bảng tính lương trên, Kế Toán Thiên Ưng đang để 1 người bị khấu trừ thuế TNCN là anh: Nguyễn Đức Trung - Bộ phận bán hàng. Thông tin: Anh Trung là nhân viên thử việc (Ký HĐLĐ dưới 3 tháng) mà thu nhập trong tháng là 4.875.000. Theo quy định tại TT 111/2013/TT-BTC về Thuế TNCN thì khi chi trả thu nhập cho lao động dưới 3 tháng từ 2 triệu đồng trở lên phải khấu trừ 10% tại nguồn.=> Trường hợp này anh Trung có thu nhập đến mức phải đóng thuế mà không làm cam kết thu nhập (02/CK-TNCN) nên anh trung bị khấu trừ 10% thuế TNCN trên 4.875.000 => Anh trung bị trừ vào lương 487.500 tiền thuế TNCN.

Xem thêm: Chương Trình Đào Tạo Ngành Kế Toán Trường Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Phía Bắc)

 - Tạm ứng: Trong tháng nếu có nhân viên tạm ứng tiền lương thì kế toán phải theo dõi thông qua chứng từ chi tạm ứng lương là giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi. Đến cuối tháng, kế toán cần đưa khoản tạm ứng của nhân viên đó vào cột Tạm ứng để trừ đi khi xác định số tiền thực lĩnh.

 - Thực lĩnh: Là số tiền còn lại mà người lao động được nhận sau khi trừ đi các khoản giảm lương như bảo hiểm (cột cộng), thuế TNCN, tạm ứng (nếu có)...

 Thực lĩnh = Cột Tổng lương thực tế - Cột Cộng (các khoản trích trừ vào lương) - Thuế TNCN - Tạm ứng (Nếu có)

 

- Ký nhận: Nhất định phải ký nhận thì chi phí tiền lương mới được coi là hợp lý hợp lệ nhé.

Nhiều doanh nghiệp phát sinh lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội (BHXH). Để hạch toán đúng và chính xác nghiệp vụ này, bài viết dưới đây congtyketoanhanoi.edu.vn sẽ hướng dẫn anh chị cách tính và hạch toán lãi chậm nộp BHXH theo quy định mới nhất.


*

2. Cách tính số tiền lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN

2.1. Cách tính lãi chậm đóng, phạt chậm đóng các khoản bảo hiểm:

Căn cứ vào quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản 6 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp chưa đóng từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chưa đóng.

Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)

Trong đó:

– Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

– Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki – Spsi (đồng)

Trong đó:

+ Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn chậm đóng nếu có).

+ Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

– k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

+ Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

+ Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

2.2 Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng

Bao gồm:

– Số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang

– Số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định như trên.

2.3 Lãi suất bình quân theo tháng lãi chậm nộp BHXH

Hằng năm, trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01, BHXH Việt Nam thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg cho BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.

Tiền lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội

3. Hạch toán lãi chậm nộp bhxh

Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là một khoản chi của doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích sản xuất, bán hàng, quản lý DN… Hạch toán lãi chậm nộp bhxh vào tài khoản 811 (chi phí khác) để theo dõi và tính đúng lợi nhuận của DN.

Tuy nhiên Căn cứ vào Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) khoản phạt chậm đóng BHXH không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Khi nhận được quyết định xử phạt của BHXH, ghi:

Nợ TK 811

Có TK 3388

Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH, ghi:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

Lưu ý:

Khi làm quyết toán thuế TNDN bạn loại chi phí này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN (Ghi chi phí này vào chỉ tiêu B4 tại Tờ khai Quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN)

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, congtyketoanhanoi.edu.vn đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online congtyketoanhanoi.edu.vn congtyketoanhanoi.edu.vn để thực tế trải nghiệm một giải pháp với những tính năng quản lý thông tin bảo hiểm như:

– Điện tử hóa hoàn toàn 19 thủ tục kê khai, điều chỉnh BHXH:

+ Tiết kiệm thời gian nhập liệu và tính toán số tiền đóng BHXH

+ Không còn sai sót khi tính số tiền đóng/ chi trả chế độ BHXH

+ Dễ dàng phát hiện sai lệch với số liệu của cơ quan BHXH

+ Sử dụng phần mềm bảo hiểm xã hội congtyketoanhanoi.edu.vn nộp hồ sơ, đóng BHXH ngay tại nhà/cơ quan

– Kết nối trực tiếp với cơ quan BHXH:

+ Tự động cập nhật thông tin hồ sơ BHXH giúp tiết kiệm 50% thời gian nhập hồ sơ cho lao động mới

+ Tự động đối chiếu và phát hiện sai lệch khi có chênh lệch với cơ quan BHXH

– Tự động tính số tiền nộp, chi trả chế độ BHXH:

+ Tự động tổng hợp danh sách nộp BHXH, chi trả chế độ BHXH

+ Tiết kiệm 80% thời gian tính toán và đối chiếu số liệu với cơ quan BHXH

– Hệ sinh thái quản trị toàn diện và hiệu quả:

+ Tự động kế thừa các thông tin từ congtyketoanhanoi.edu.vn Nhân sự để lập hồ sơ BHXH

+ Tức thời cập nhật thông tin hồ sơ BHXH của lao động lên congtyketoanhanoi.edu.vn Nhân sự

+ Tiết kiệm 50% thời gian nhập liệu trên cả hai phần mềm


Ngoài ra, phần mềm kế toán online congtyketoanhanoi.edu.vn congtyketoanhanoi.edu.vn còn có nhiều tính năng, tiện ích thông minh nổi bật khác như:

Hệ sinh thái kết nối:Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
Cơ quan Thuế – cổng m
Tax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online congtyketoanhanoi.edu.vn congtyketoanhanoi.edu.vn:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.