HỎI: CÔNG CHỨC XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG HAY KHÔNG? CÔNG CHỨC ĐƯỢC NGHỈ KHÔNG LƯƠNG THEO QUY ĐỊNH NÀO

Công chức được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày theo quy định? Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương áp dụng đối với công chức được quy định ở văn bản nào vậy em? Đây là câu hỏi của chị K.L đến từ Bình Dương.
*
Nội dung chính

Công chức được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?

Công chức được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày, thì theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:

Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơiCán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Bạn đang xem: Công chức xin nghỉ không lương

Theo như quy định trên, công chức được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Và theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Trong Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Hiện nay, pháp luật không quy định thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa. Do đó, thời gian nghỉ không hưởng lương của người lao động phụ thuộc sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Do đó, việc nghỉ không hưởng lương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng công chức quyết định.

*

Nghỉ không hưởng lương (Hình từ Internet)

Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương áp dụng đối với công chức?

Hiện nay đơn xin nghỉ không hưởng lương không được quy định trong các văn bản pháp luật. Thông thường mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng cơ quan, đơn vị.

Trong đơn xin nghỉ không hưởng lương, công chức cần cung cấp thông tin chi tiết về lý do nghỉ, thời gian nghỉ dự kiến và xác nhận rằng mình không muốn nhận lương trong thời gian đó. Công chức cũng có thể đề xuất các biện pháp thay thế như sắp xếp công việc hoặc nhờ đồng nghiệp đảm nhiệm công việc trong thời gian bạn vắng mặt.

Tải về Tham khảo mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương áp dụng đối với công chức.

Công chức có những quyền gì theo quy định?

Công chức có những quyền được quy định được quy định từ Điều 11 Luật Cán bộ, công chức 2008 đến Điều 14 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:

(1) Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ

- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

Xem thêm: Kế Toán Trong Kinh Doanh F1 Accounting In Business), Business And Technology (Bt)

(2) Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

(3) Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

(4) Các quyền khác của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

*

Trang chủ Giới thiệu Tin tức - Sự kiện Đào tạo - Bồi dưỡng Khoa học - Thông tin - Tư liệu Hành chính - Quản trị

 

 

Đây là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Hàng năm, công chức, viên chức vẫn có những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, nếu công chức, viên chức có việc riêng và muốn nghỉ không lương thì giải quyết như thế nào theo quy định hiện hành?

Theo Điều 13, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

           Theo Điều 13, Luật Viên chức năm 2010 quy định:

          Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ; Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật; Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 116, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Do đó, nếu không có quy định riêng đặc thù của từng ngành, nghề, công chức, viên chức sẽ được nghỉ không lương tối thiểu là 01 ngày theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, công chức, viên chức có quyền thỏa thuận với cấp trên trực tiếp quản lý mình để xin nghỉ không lương với thời gian dài hơn.

Ngoài ra, quy định về các ngày nghỉ trong năm, Bộ luật Lao động năm 2012 còn quy định:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

          3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.