Việc Hạch Toán Kế Toán Tài Sản Công Tác Quản Lý, Báo Cáo Tình Hình Quản Lý, Sử Dụng Tài Sản Công

Một trong những nội dung quan trọng trong Thông tư 70 là hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ). Bài viết dưới đây xin giới thiệu tổng quan về tài khoản sử dụng cũng như phương pháp hạch toán kế toán TSCĐ theo Thông tư 70. Cụ thể như sau:

Về tài khoản sử dụng:

- Hạch toán kế toán TSCĐ sử dụng tài khoản:

TK 211 – Tài sản cố định: Phản ánh Nguyên giá TSCĐ

- Các tài khoản liên quan:

TK 214 – Hao mòn TSCĐ: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ

TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

* Kế toán tăng TSCĐ hữu hình

a. Rút dự toán ngân sách chuyển khoản mua TSCĐ:

Nợ TK 814- Chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121)

Đồng thời:

Có TK 008- Dự toán chi ngân sách (00822).

Bạn đang xem: Việc hạch toán kế toán tài sản công

Đồng thời,ghi tăng TSCĐ và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.

b) Các công trình xây dựng cơ bản của xã hoàn thành,bàn giao đưa vào sử dụng,ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định (Nguyên giá)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

c) TSCĐtiếp nhậndo các HTX bàn giao hoặc do cấp trên bàn giao cho xã:

Nợ TK 211- Tài sản cố định (Nguyên giá)

Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (Số đã hao mòn)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Giátrị còn lại).

Trường hợp, không có đủ căn cứ xác định giá trị hao mòn của từng tài sản,Ủyban nhân dân xã tiến hành đánh giá lại theo hiện trạng tài sản,ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (Theo nguyên giá đánh giá lại)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Theo
NGđánh giá lại).

d)TSCĐ tăng dođược viện trợ, tài trợ, biếu, tặng:

Nợ TK 211- Tài sản cố định


TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

Đồng thời, phản ánh giá trị TSCĐ được viện trợ, tài trợ vào thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN và chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN:

Nợ TK 137- Chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN

Có TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN.

Làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách TSCĐ được viện trợ tại Kho bạc:

-Ghi thu ngân sách xã:

Nợ TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN

Có TK 714- Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN.

-Ghi chi ngân sách xã:

Nợ TK 814- Chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN

Có TK 137- Chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN.

đ)Kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ

Ghităngnguyên giá những TSCĐ chưa có trên sổ kế toán

Nợ TK 211- Tài sản cố định (Theo nguyên giá kiểm kê)

Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định (Số hao mòn thực tế)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại của TSCĐ theo kiểm kê).

** Kế toán giảm TSCĐ

a)TSCĐ giảm dothanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn lũykế)

Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (GT còn lại của TSCĐ)

Có TK 211- Tài sản cố định (nguyên giá).

- Phản ảnh số thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,

Nợ TK 111- Tiền mặt (thu tiền nhượng bán, thanh lý bằng tiền mặt)

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (thu tiền nhượng bán, thanh lý bằng chuyển khoản)

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (nhượng bán, thanh lý chưa thu tiền)

Có TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN.

- Khi làm thủ tục nộp số tiền thu về thanh lý tài sản cố định vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121)

Có TK 111- Tiền mặt.

Đồng thời,ghi thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN:

Nợ TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN

Có TK 714- Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN.

b) Tài sản giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 211- Tài sản cố định

Đồng thời phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ vào bên Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng”.

c) TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê:

Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211- Tài sản cố định (Nguyên giá).

-Phản ánh giá trị còn lạicủa TSCĐ bị thiếu, mất phải thu hồi, ghi:

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (Giá trị còn lại)

Có TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN.

- Khi có quyết định xử lý:Nếu cấp có thẩm quyền cho phép xóabỏ thiệt hại do thiếu, mất tài sản, ghi:

Nợ TK 714- Thư ngân sách xã hạch toán vào NSNN

Có TK 311- Các khoản phải thu.

-Nếu cấp có thẩm quyền quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334- Phải trả cán bộ, công chức (Nếu trừ vào lương)

Có TK 311- Các khoản phải thu.

Xem thêm: Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Theo Luật Kế Toán Phù Hợp Nhất Cho Doanh Nghiệp

-Khi làm thủ tục nộp số tiền thu về bồi thường vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121)

Có TK 111-Tiền mặt.

- Đồng thời,ghi thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN:

Nợ TK 337- Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN

Có TK 714- Thu ngân sách xã hạch toán vào NSNN.

*** Kế toán hao mòn TSCĐ

Cuối năm, lập Bảng tính hao mòn TSCĐ, Căn cứ Bảng tính hao mòn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214- Hao mòn TSCĐ.

Để tham khảo thêm các bài viết khác về Thông tư 70/2019/TT-BTC, vui lòng xem
Tại đây.

Tôi muốn biết đối với tài sản công tại các cơ quan nhà nước, việc quản lý vận hành được quy định như thế nào? Khi lập hồ sơ quản lý tài sản công, cần lưu ý những nội dung nào không? Pháp luật quy định gì về việc hạch toán, thống kê, ghi nhận thông tin về tài sản công?
*
Nội dung chính

Việc quản lý vận hành tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Quản lý, vận hành tài sản công tại cơ quan nhà nước

Điều 35 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về vấn đề này như sau:

(1) Về phương thức quản lý vận hành tài sản công bao gồm:

- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công trực tiếp thực hiện quản lý vận hành tài sản công được giao quản lý, sử dụng;

- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung thực hiện việc quản lý vận hành khu hành chính tập trung;

- Thuê đơn vị có chức năng thực hiện quản lý vận hành.

(2) Về nội dung quản lý vận hành tài sản công bao gồm:

- Đều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên tài sản công;

- Cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường và dịch vụ khác bảo đảm cho tài sản công hoạt động bình thường.

(3) Việc lựa chọn đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công trong trường hợp áp dụng phương thức quản lý vận hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung ký hợp đồng và thanh toán chi phí cho đơn vị quản lý vận hành tài sản công.

Theo đó, quy trình quản lý, vận hành tài sản công được thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật hiện hành

Hồ sơ quản lý về tài sản công được quy định như thế nào?

Việc lập và quản lý hồ sơ về tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 37 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:

- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công và cơ quan, đơn vị được giao quản lý khu hành chính tập trung có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ đối với tài sản được giao quản lý.

- Hồ sơ về tài sản công bao gồm:

+ Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản;

+ Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và các báo cáo khác về tài sản;

+ Dữ liệu về tài sản tại cơ quan nhà nước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

Pháp luật quy định gì về việc hạch toán, thống kê, ghi nhận thông tin về tài sản công?

Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về vấn đề này như sau:

- Tài sản công phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị theo quy định của pháp luật về thống kê, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.

- Tài sản công là tài sản cố định phải được tính hao mòn theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.

- Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

+ Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;

+ Bán, thanh lý tài sản;

+ Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;

+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.

Theo đó, việc thống kê, hạch toán và ghi nhận thông tin về tài sản công được quy định cụ thể tại Điều 119, 120 Nghị định 151/2017/NĐ-CP:

"Điều 119. Thống kê, hạch toán tài sản công1. Các tài sản công phải được thống kê, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị gồm:a) Tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (không bao gồm tài sản đặc biệt), đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;b) Tài sản kết cấu hạ tầng;c) Tài sản công tại doanh nghiệp;d) Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thống kê, hạch toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê.Điều 120. Thống kê, ghi nhận thông tin về tài sản công1. Tài sản phải được thống kê về hiện vật và ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản gồm:a) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;b) Đất đai (trừ đất gắn liền với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đất tại doanh nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê);c) Tài nguyên;d) Tài sản công khác.2. Bộ Tài chính hướng dẫn các thông tin cần ghi nhận đối với từng loại tài sản quy định tại khoản 1 Điều này để phục vụ công tác quản lý, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công."

Như vậy, tài sản công được quản lý, lập hồ sơ cũng như thống kê, hạch toán, ghi nhận thông tin theo quy định cụ thể của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản công tại Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.