Luật Kế Toán Campuchia - Kế Toán Làm Việc Ở Campuchia

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tiến trình hội tụ kế toán toàn cầu, do đó các quốc gia đã có những định hướng phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) tiếp cận theo chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS). Tuy nhiên, do những khác biệt về các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hóa nên các quốc gia đã có những phương pháp tiếp cận khác nhau. Trong các quốc gia khu vực ASEAN, hôm nay chúng ta sẽ Tìm hiểu về luật kế toán Campuchia thông qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Luật kế toán campuchia

*
Tìm hiểu về luật kế toán Campuchia

1. Hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán

Hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán bao gồm 3 phần: (IASB, 2016).

- Khuôn mẫu chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS Framework).

- Hệ thống các chuẩn mực IAS /IFRS và IFRS for SMEs.

- Các hướng dẫn, giải thích (SIC/ IFRIC)

2. Khuôn mẫu chuẩn mực BCTC quốc tế 

Khuôn mẫu lý thuyết kế toán được ban hành lần đầu tiên vào tháng 4/1989 bởi IASC và sau đó được sửa đổi vào năm 2001 bởi IASB. Trong xu hướng hội tụ quốc tế về kế toán, cụ thể là dự án hội tụ giữa IASB và FASB, qua nhiều lần dự thảo, tháng 9/2010 IFRS Framework đã chính thức được công bố. Trong xu hướng phát triển và nâng cao chất lượng thông tin, IFRS Framework tiếp tục được cập nhật và tháng 5/2015, IFRS Foundation đã công bố bản thảo bao gồm 8 chương và có nhiều nội dung được chỉnh sửa và bổ sung.

Hệ thống các chuẩn mực IAS /IFRS và IFRS for SMEs

CMKT quốc tế được ban hành lần đầu tiên vào năm 1975 bởi IASC. Trong thời gian hoạt động từ 1973 - 2000, và tính đến nay là 29 IAS được đánh số từ 1 đến 41 IAS. Như đã trình bày trên, với việc tái cấu trúc của tổ chức IASC thành IASB, IASB đã ban hành IFRS và đến nay đã ban hành 16 IFRS.

Năm 2009 IASB đã ban hành IFRS for SMEs gồm 35 phần, tương ứng 25 nội dung kế toán liên quan đến các phần hành kế toán và BCTC. Năm 2015, IFRS for SMEs có sự điều chỉnh và bổ sung nội dung so với phiên bản 2009.

Các hướng dẫn, giải thích

Các hướng dẫn, giải thích nhằm bổ sung nội dung chưa được đề cập cụ thể trong chuẩn mực. Các hướng dẫn ban đầu với tên gọi là ủy ban Hướng dẫn thường trực (SIC), khi chuyển đổi từ IASC thành IASB, được đổi tên thành ủy ban Hướng dẫn chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRIC). Các hướng dẫn được ban hành bởi IFRIC, là tiền thân của IFRS Interpretations Committee.

3. Phương thức hội nhập chuẩn mực quốc tế về kế toán của Campuchia

4. Phát triển chuẩn mực kế toán là điều kiện then chốt đảm bảo thành công của thị trường chứng khoán Campuchia 2009

Bộ Trưởng Tài chính Campuchia Keat Chhon nói Thị trường chứng khoán ở Campuchia sẽ hình thành vào năm 2009, nhưng ngày chính xác còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của các công ty trong việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Ông Keat Chhon thúc giục các công ty tư nhân và các công ty nhà nước cải thiện hệ thống kế toán để làm tăng lòng tin của công chúng vào các công ty trước khi thị trường chứng khoán đầu tiên của Campuchia được hình thành.

Các chuẩn mực báo cáo tài chính nghiêm ngặt phải là điều kiện tiên quyết cho các doanh nghiệp muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán sẽ được mở vào cuối năm. Ông Keat Chhon cho biết trong Hội nghị về chuẩn mực kế toán tổ chức ở Nông Pênh ngày 16 tháng sáu vừa qua.

“Để vay tiền ngân hàng, công ty phải có tài sản thế chấp.” ông nói. “Nhưng ở thị trường chứng khoán lại không có tài sản thế chấp trong việc huy động vốn mà chỉ có danh tiếng và lòng tin dựa vào việc thực hiện tốt các chuẩn mực kế toán.”

“Chúng tôi chưa đưa ra ngày ra đời cụ thể của thị trường chứng khoán, nhưng trước ngày ra đời chúng tôi sẽ yêu cầu các công ty tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán.”

“Nếu chính phủ không thể làm được việc này, chính phủ sẽ không cho ra đời thị trường chứng khoán.”

Minh bạch cho đồng tiền

Ông Ming Bankosal, tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (SECC) nói các công ty muốn huy động vốn trên thị trường chứng khoán phải thực hiện tốt nhất việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực.

“Việc lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán được chấp nhận chung là công cụ có giá trị nhất để bảo vệ nhà đầu tư” ông nói.

Xem thêm: Cách đặt tên email công ty, cách đặt tên email doanh nghiệp chuyên nghiệp

Tuy vậy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán là một thách thức lớn cho các công ty ở Campuchia. Hiện nay, Campuchia thiếu các kế toán viên có kỹ năng và kinh nghiệm và trình dộ tiếng Anh. Ngoài ra, Campuchia còn thiếu chương trình huấn luyện các kế toán viên công chứng (CPA).

Có khoản 120 công ty tư nhân và công ty nhà nước tham gia hội nghị này. Hội nghị cũng nghe trình bày của các chuyên gia tài chính từ Bộ Kinh tế và Tài chính và các công ty niêm yết ở các nước khác.

Năm 2008 các công ty Việt Nam đã đầu tư vào Campuchia 19 dự án với tổng số vốn đăng ký 228 triệu đôla Mỹ, đưa Việt Nam trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại đây, chỉ sau Thái Lan.

Vừa qua, ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã mở chi nhánh tại Nông Pênh. Tham gia vào quá trình hình thành thị trường vốn ở Campuchia là tham vọng của Sacombank. Công ty Chứng khoán Sacombank sắp tới sẽ có mặt, sau đến là Công ty quản lý quỹ và Công ty Kinh doanh vàng bạc đá quý.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Tìm hiểu về luật kế toán Campuchia cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Campuchia là nước láng giềng thân cận nhất với Việt Nam, đồng thời nền kinh tế Campuchia đang phát triển nhanh, do đó khi bạn có ý định thành lập doanh nghiệp để làm ăn tại Campuchia thì bạn hãy tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Campuchia

*

Nhắc tới đất nước Campuchia thì đại đa số người Việt Nam ta hẳn cũng biết ít nhiều về đất nước này, một phần nhờ thông tin trên báo đài và một phần do môn học lịch sử và địa lý trong trường lớp các cấp của ta có đề cập đền. Ngoài ra hiện nay số người Việt Nam đi du lịch hoặc đi công tác tại Campuchia cũng tăng lên nhiều, do đó những thông tin và hiểu biết về đất nước láng giềng này cũng rất nhiều. Nền kinh tế của Campuchia đang phát triển và đã vượt qua được thời kỳ khó khăn, mặc dù còn kém một số nước trong khu vực nhưng sự phát triển của Campuchia cũng đáng ghi nhận và kinh tế Campuchia trong những năm 2014-2015 đã có tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ 7% /năm, cao hơn Việt Nam ta (chỉ ở mức 5,5% /năm)

Đặt biệt là chính sách thu hút đầu tư của Campuchia khi miễn giảm rất nhiều loại thế cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Campuchia. Do đó, nếu bạn có nhu cầu và sự hiểu biết về kinh tế Campuchia, và bạn có ý tưởng đầu tư thì đừng chần chờ mà hãy đầu tư lập doanh nghiệp vào đất nước này để thử tài kinh doanh của mình. Khi có ý định thành lâp doanh nghiệp ở Campuchia thì bạn hãy chú ý tìm hiểu kỹ bộ luật doanh nghiệp của Campuchia để hiểu rõ những gì nên và không nên làm ở nước bạn, đồng thời bạn cũng phải tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Campuchia để có thể mở công ty làm ăn tại đây. Hiện nay thì các dịch vụ thành lập doanh nghiệp bên nước bạn cũng rất nhiều bạn có thể tham khảo để tránh gặp những trường hợp ngoài ý muốn

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Campuchia, khi bạn muốn mở một công ty Việt Nam ở Campuchia thì bộ hồ sơ thủ tục này bao gồm các giấy tờ như sau

- Đầu tiên bạn phải có mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp tại Campuchia theo mẫu mà pháp luật Campuchia qui định, và các thông tin mà bạn kê khai trong mẫu giấy này phải chính xác và trung thực, nếu bạn cố tình làm sai trái hoặc gian dối nhằm một mục đích nào đó thì bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước luật pháp Campuchia. Ngoài ra ngôn ngữ khi kê khai các thông tin này bạn phải khai bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Anh.

- Tiếp theo bạn phải có chứng từ hợp đồng thuê nhà ở Campuchia kèm theo, bộ hợp đồng này cũng phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Khmer. Mục đích của chứng từ này có thể là dùng để làm trụ sở chính công ty.

- Giấy tờ tiếp theo mà bạn phải có để kèm theo bộ hồ sơ đó là giấy chứng nhận mở tài khoản ngân hàng ở Campuchia. Chứng từ này nhằm mục đích quản lý số vốn điều lệ của bạn.

- Người đứng tên làm giám đốc điều hành công ty phải có bản sao Hộ chiếu có visa, đồng thời phải kèm theo 03 ảnh 4x6. Điều này nhằm tăng tính quản lý của luật pháp đối với chủ doanh nghiệp.

- Tiếp theo bạn phải có mẫu đơn xin đăng ký công ty vào danh sách công ty của Campuchia, đây là một thủ tục hơi khác so với thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam. Và tất nhiên là mẫu đơn này phải theo chuẩn của Bộ Thương mại Campuchia.

- Sau khi hoàn thành các chứng từ trên thì bạn đem bộ hồ sơ nộp tại các Phòng tiếp nhận trực thuộc bộ Thương Mại Campuchia, đồng thời bạn phải đóng lệ phí thành lập doanh nghiệp theo qui định của luật pháp nước bạn. Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp trong vòng 05 ngày kể từ ngày bạn nộp hồ sơ nều hồ sơ của bạn hợp lệ.

Như vậy toàn bộ những điều đã nêu trên là các kiến thức về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Campuchia, nhưng khi bạn quyết định đầu tư nơi xứ người thì bạn chú ý phải tuân thủ các qui định của pháp luật nước bạn nhằm tránh những vi phạm không đáng có.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.