NGÀNH KẾ TOÁN CẦN GÌ VÀ HỌC TRONG BAO LÂU? RA TRƯỜNG LÀM VIỆC Ở ĐÂU, LƯƠNG BAO NHIÊU

Theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, khi chọn ngành nghề theo học, việc xác định đam mê và năng lực là hai yếu tố quan trọng. Tương tự, với ngành hút nhân lực như Kế toán, khi quyết định lựa chọn, thí sinh cần xác định rõ bản thâncó phù hợp với ngành Kế toán hay không và học ngành Kế toán yêu cầu những gì?Để học tốt ngành Kế toán, bạn phải hội đủ những tố chất sau:1. Có khả năng tính toán tốtViệc yêu thích những con số và giỏi tính toán là một lợi thế khi bạn học ngành Kế toán. Đây là công việc gắn liền với những con số, sổ sách, chứng từ, hóa đơn nên nếu không có sự yêu thích, đam mê cũng như thành thạo sắp xếp, tính toán thì bạn không thể gắn bó lâu dài và dễ rơi vào tình trạng stress.

Bạn đang xem: Ngành kế toán cần gì


*
Thí sinh cần tìm hiểu học ngành Kế toán yêu cầu những gì trước khi quyết định đăng ký
2. Đề cao tính trung thựcKế toán là công việc khá nhạy cảm do vậy bạn cần phải có tính trung thực. Không những thế, nhân viên kế toán phải luôn tuyệt đối khách quan trước những hoạt động kinh tế trong đơn vị mình. Một nhân viên kế toán chuyên nghiệp là người luôn đề cao tính khách quan, an toàn thông tin trong quá trình làm việc.3. Luôn cẩn thận và tỉ mỉLà người thường xuyên tiếp xúc, thao tác với vô số tài liệu liên quan đến tài chính, giấy tờ, vì vậy bạn phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để đảm bảo được tính chính xác, đầy đủ. Tỉ mỉ, cẩn thận luôn là một phần lời giải quan trọng của câu hỏi “Học ngành Kế toán yêu cầu những gì?”4. Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việcCó thể nói kế toán là một công việc đòi hỏi khả năng chịu áp lực công việc cao cho nên người làm công việc này phải là người có sức khỏe và tinh thần tốt. Song song đó, phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ đề ra.5. Thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữĐể học tốt ngành kế toán, bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng, đặc biệt là Excel, Power Point và các phần mềm kế toán thông dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư về ngoại ngữ. Đây là công cụ ngôn ngữ đắc lực để có thể giao tiếp với các đối tác, thành viên trong công ty là người nước ngoài hay đọc các tài liệu, viết báo cáo tài chính.Những tố chất cần thiết để học tốt ngành Kế toánkhông phải là những đòi hỏi quá gắt gao. Tất nhiên, để trở thành một Kế toán viên thành công bạn cần sở hữu thêm một số yêu cầu khác nữa như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…Tại những trường đại học đào tạo ngành Kế toán uy tín như Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),... sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và phát huy tối đa những tố chất mà một kế toán giỏi cần sở hữu. Đặc biệt, trong môi trường đại học chuẩn quốc tế như UEF, tiếng Anh và kỹ năng mềm luôn được chú trọng bồi dưỡng. Đây chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận những đầu việc hấp dẫn. Mỗi một ngành nghề đều đòi hỏi những tố chất cần thiết để theo đuổi. Hy vọng việc nắm rõ “học ngành Kế toán yêu cầu những gì”? sẽ giúp các thí sinh tự tin chọn lựa nếu cảm thấy bản thân phù hợp với ngành học có nhu cầu nhân lực ổn định này.
Năm 2015, đối với ngành Kế toán, UEF thực hiện hai phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và Xét tuyển học bạ TPHT với các tổ hợp môn: Toán - Lý – Hóa, Toán – Lý – tiếng Anh, Toán – Văn – Tiếng Anh.

Nghề kế toán sẽ làm những công việc gì? Yêu cầu như thế nào?
Chương trình kế toán cần phải học những gì?

Chương trình kế toán cần học những gì và yêu cầu ra sao? Những kỹ năng và phẩm chất đòi hỏi ở một nhân sự theo nghiệp kế toán.

Kế toán là ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học khi bước sang tuổi 18. Tuy nhiên, những vướng mắc kế toán cần học những gì và có yêu cầu như thế nào vẫn còn đang là vấn đề khiến các bạn trẻ hoang mang. Để giúp các bạn giải đáp mọi thắc mắc và có cái nhìn rõ và chính xác hơn về ngành nghề này thì hãy cùng Học viện congtyketoanhanoi.edu.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích bên dưới. 

*

Nghề kế toán sẽ làm những công việc gì? Yêu cầu như thế nào?

Tìm hiểu về nghề kế toán

Kế toán là một ngành nghề gồm có nhân sự – nhân viên kế toán hay chuyên viên kế toán đảm nhiệm xử lý các chứng từ, sổ sách, hóa đơn, lập hồ sơ tài chính và hồ sơ thuế cho doanh nghiệp. Công việc phổ biến của kế toán là nắm rõ nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận, cân đối kế toán, phân bổ ngân sách và quyết toán hoặc trong vài trường hợp, kế toán trưởng cũng có thể là người phân tích tài chính và gợi ý những lời khuyên, đề xuất cho ban giám đốc. 

Các yêu cầu cơ bản đặt ra với nhân sự nghề kế toán

Mỗi nhà tuyển dụng đều sẽ có những tiêu chí, yêu cầu công việc riêng dựa vào từng vị trí làm việc cụ thể. Tuy nhiên, về mặt cơ bản thì các yêu cầu này đều có điểm tương đồng. Nghề kế toán đòi hỏi khá cao về trình độ và bằng cấp của nhân viên, đa số các nhà tuyển dụng đều ưu tiên những ứng viên có bằng tốt nghiệp bậc đại học, cao đẳng.

Đối với những kỹ năng toán học và phân tích hay kỹ năng thực hành luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, tư duy phải mạch lạc, rõ ràng. Ngoài ra, sự nghiêm túc trong công việc cũng là phẩm chất mà các nhà tuyển dụng luôn kỳ vọng vào nhân sự kế toán.

Hơn nữa, yêu cầu cam kết và tuân thủ chính là điểm đặc trưng của ngành nghề này, những thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp phải đảm bảo được bảo mật kỹ càng. Tuân thủ pháp luật hay những quy định, nguyên tắc của nhà nước và doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định thành công trong sự nghiệp nghề kế toán.

Chương trình kế toán cần phải học những gì?

Các kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ kế toán

Để có thể trang bị đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ kế toán thì bạn sẽ được đào tạo chương trình với các môn học chuyên ngành và cơ bản, bao gồm:

Nguyên lý kế toán
Kế toán quản trị
Kế toán chi phí
Kiểm toán
Phân tích và quản lý ngân sách
Chiến lược kinh doanh
Kế toán tài chính
Báo cáo tài chính
Kế toán quốc tếKinh tế vi mô
Quản lý rủi ro
Kế toán công
Thực hành kiểm toán tài chính
Định giá doanh nghiệp,…

Các chương trình học sẽ được mở rộng và đi sâu sâu nếu bạn học ở các trường đại học đào tạo thời gian dài hoặc chỉ tập trung vào các môn chuyên ngành khi học trung cấp. Các môn học thuộc chuyên ngành kế toán cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản về chuyên môn và nghiệp vụ tài chính. 

Ngoài ra còn trang bị cho bạn một nền tảng, cơ sở về phân tích và quản lý tài chính, kinh doanh. Thực tế, các môn học kế toán thì nhiều nhưng để dễ hiểu, bạn hãy tập trung vào 3 bước trọng tâm sau đây: 

Học nguyên lý kế toán để có đầy đủ các kiến thức cơ bản và tổng hợp

Tìm hiểu kỹ các thuật ngữ kế toán, hiểu rõ được những nhiệm vụ và vai trò của hoạt động kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức, hệ thống tài khoản – sổ sách – chứng từ, khấu hao tài sản cố định, hệ thống báo cáo,…

Học kỹ năng thực hành với sổ sách kế toán và lập báo cáo

Sổ nhật ký, sổ cái, sổ sách kế toán chi tiết, sách kế toán tổng hợp và cách lập bảng cân đối kế toán, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thu – chi, cân đối phát sinh,… Toàn bộ đều là những kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản nhất nhưng rất cần thiết cho nhân sự kế toán khi đi làm.

Học cách lập báo cáo tài chính và kê khai thuế

Ngày nay hầu như việc kê khai thuế đều đã được tự động hóa qua phần mềm, tuy nhiên bạn vẫn phải học về luật doanh nghiệp, luật thế và các nghị định,… để nắm được các loại thuế doanh nghiệp nào cần phải nộp, cách lập tờ khai thuế và lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế.

Xem thêm: Công Việc Kế Toán Lương - Công Việc, Nghiệp Vụ Của Kế Toán Tiền Lương

*

Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết cho kế toán

Trung thực

Các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu cao về đức tính này bởi những thông tin mật liên quan đến doanh thu, vốn và lợi nhuận, khoản lỗ hay các báo cáo số liệu cần phải được bảo mật và trung thực.

Cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận, chú ý từng chi tiết, nhạy bén với các con số

Nghề kế toán không phù hợp với những người xuề xòa, làm việc thiếu cẩn thận bởi vì một sai lầm với các con số dù là rất nhỏ cũng có thể khiến bản thân bạn và doanh nghiệp phải chịu tổn thất lớn về tài sản cũng như danh tiếng. Vì vậy, khi kiểm tra hóa đơn, sổ sách, chứng từ hay nhập dữ liệu,… bạn cần phải chú ý và thường xuyên kiểm tra lại.

Kỹ năng tính toán và phân tích

Các nhân sự kế toán không thể thiếu các kỹ năng tính toán cơ bản, không yêu cầu phải chuyên sâu như các chuyên gia nhưng đòi hỏi cần phải có sự nhạy bén, tính toán nhanh để giúp hoàn tất công việc nhanh chóng. Kỹ năng phân tích dữ liệu, phân tích tài chính và số liệu cũng là một yếu tố giúp bạn có triển vọng thăng tiến trong công việc.

Hiểu biết về công nghệ

Hiện nay, nghiệp vụ kế toán đa số đều được thực hiện bằng các phần mềm và hệ thống hiện đại. Để có thể đáp ứng với xu hướng ngày nay thì đòi hỏi bạn phải thành thạo các hàm tính toán trong Excel, tiếp xúc và làm việc với phần mềm kế toán, các hệ thống khai báo thuế doanh nghiệp,… Hơn nữa, các phần mềm cộng tác phối hợp với các bộ phận, phòng ban để hoàn thành tốt công việc cũng rất quan trọng.

Khả năng tập trung cao độ và vượt qua áp lực 

Khi đã bắt đầu công việc thì yêu cầu lớn nhất đối với nhân sự đó là tập trung, nhất là những lúc nhiều việc thì cường độ làm việc cao và đòi hỏi cần có tính chính xác và phải hoàn tất đúng thời hạn. Nếu không tập trung và không chịu được áp lực công việc thì suy nghĩ từ bỏ sẽ rất dễ dàng thực hiện.

Các công việc có thể làm sau khi hoàn thành chương trình học kế toán

Kế toán rất đa dạng ngành nghề, tùy vào năng lực và sở thích của bản thân mà bạn có thể lựa chọn, không nhất thiết phải làm nhân viên kế toán. Những gợi ý bên dưới giúp bạn lựa chọn sau khi ra trường:

Kế toán – kiểm toán 

Đa số các bạn sau khi học xong chuyên ngành kế toán sẽ làm việc ở lĩnh vực này, đây là nghề nghiệp đúng chuyên ngành nhất với nhiều lựa chọn cho vị trí làm việc như kế toán nội bộ, nhân viên/chuyên viên kế toán, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán kiểm kê, kế toán trưởng, kế toán công nợ,…

Tài chính, đầu tư

Bởi vì đã có nền tảng kiến thức về tài chính, kế toán và kiểm toán nên nhiều bạn lựa chọn đi theo hướng nghề nghiệp này. Bạn có thể ứng tuyển vào doanh nghiệp bằng một trong những vị trí như chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên viên phân tích tài chính hay chuyên viên tư vấn đầu tư,….

Ngân hàng

Bạn có thể lựa chọn làm kiểm toán nội bộ ngân hàng hay kế toán ngân hàng cũng được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn sau khi ra trường.

Quản trị doanh nghiệp

Các bạn có thể làm việc tại các vị trí như chuyên viên kinh doanh, thị trường, marketing, nhân viên kinh doanh,… Thường xuyên học hỏi và rèn luyện, biết cách vận hành và các mối quan hệ sẽ giúp bạn có cơ hội tiến triển lên những vị trí quản lý, CEO hoặc cũng có thể tự khởi nghiệp.

*

Học chứng chỉ kế toán quốc tế – Nên hay không nên?

Nhiều bạn khi học đến năm 2 – 3 thường hay băn khoăn không biết có nên học và thi các chứng chỉ kế toán quốc tế hay không. Để giải đáp thắc mắc, các bạn hãy cân nhắc những vấn đề sau trước khi quyết định:

Nên học loại chứng chỉ nào? 

Có nhiều loại chứng chỉ giúp nâng cao trình độ như CPA, ACCA, CIMA hay CFA. Nếu muốn theo nghề kế toán thì bạn có thể lựa chọn CPA hoặc ACCA và thiên về tài chính và đầu tư thì chứng chỉ CFA và CIMA là lựa chọn hoàn hảo.

Cân nhắc về thời gian và chi phí 

Thường các chứng chỉ này có thời gian học từ 2 năm trở đi, có thể lên đến 10 năm. Chi phí cho chúng cũng thường dao động trong khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng. Ngoài ra, nhiều khóa học còn yêu cầu về trình độ ngoại ngữ nên bạn cần phải cân nhắc kỹ.

Lợi ích của chứng chỉ quốc tế 

Khi học các chứng chỉ này, bạn sẽ gia tăng thêm nhiều cơ hội cạnh tranh khi tìm việc, mức lương cũng có thể ưu tiên cao hơn từ 1,5 đến vài lần so với mức trung bình và dễ dàng thăng tiến trong công việc.

Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên của Học viện congtyketoanhanoi.edu.vn đã chia sẻ với các bạn, sẽ không còn vướng mắc nào về vấn đề kế toán cần học những gì và yêu cầu của nó ra sao. Theo đó, bạn có thể đưa ra quyết định có nên học kế toán hay không và định hướng phát triển sự nghiệp tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.